Tìm hiểu về Hàn Mặc Tử
- Nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ mới.
“Như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Thơ mới Việt Nam với cái đuôi lòa chói, rực rỡ của mình”.
- Sự nghiệp : Đường luật “Lệ thanh thi tập”, “Đau thương”, “Xuân như ý”,…
- Phong cách HMT :
+ Nội dung : Tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cảnh cháy; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái – dấu ấn của đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn, là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời.
Những ngày cuối đời : thơ lại thanh thoát, an nhiên, Hàn biết chấp nhận, biết từ bỏ, rũ bỏ, và ông giác ngộ được nhiều hơn, thơ của Hàn trở nên được dọn sạch giống như Hàn chuẩn bị đưa nó vào cõi vĩnh hằng viên mãn của một vườn xuân như ý.
+ Nghệ thuật : Biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trở thành biểu tượng nghệ thuật bất biến, thường trực và xuyên suốt trong thơ HMT.
“Trăng đang nằm trên sóng cỏ Cỏ đùa trăng đến bến ao
Trăng lại đẫm mình xuống nước Trăng nước đều lặng nhìn nhau”.
(Bắt chước)
“Máu tim ta tuôn ra làm bể cả
Mà sóng lòng dồn dập như mây trôi Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ Dâng cao lên, cao tột tới trên trời”. (Biển hồn ta).
Đọc hiểu văn bản Đây thôn Vĩ dạ
1. Nhan đề.
- Là một nhan đề như 1 lời giới thiệu về một xóm nhỏ nằm bên bờ sông Hương. “Vĩ Dạ thôn ! Vĩ Dạ thôn
Biếc xanh cành trúc không buồn mà say”.
Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên mà còn thể hiện rõ nỗi buồn vô vọng trong tâm hồn thi nhân. Tất cả các trạng thái cảm xúc ấy được thể hiện bằng một cấu trúc thơ, vừa gián đoạn, vừa liền mạch mà mỗi khổ thơ là một câu hỏi không một lời giải đáp.
2. Bố cục.
-
- Khổ thơ đầu : Phong cảnh thôn Vĩ và cảm xúc của nhà thơ. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? (1)
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên (2) Vườn ai mướt quá xanh như ngọc (3) Lá trúc che ngang mặt chữ điền (4)
- Một câu hỏi.
Một câu hỏi nhẹ nhàng, lời thơ giống như một câu hờn trách, cũng như là một lời nhắc nhở có thê là của một cô gái Huế trước sự vô tình của chàng trai đất Quảng. Nhưng nếu mình đặt câu thơ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ của HMT, câu thơ có thể là một lời tự vấn trong day dứt, trong nuối tiếc, trong xót xa của nhà thơ. Câu thơ giống như một câu hỏi “Thôn Vĩ đẹp vậy, sao anh không về chơi ?”.
(2) + (3) + (4) : Cảnh sắc thôn Vĩ.
“Nếu Xuân Diệu là một nhà thơ hay bàn đến hương thơm, thì HMT lại bàn đến ánh sáng và âm thanh”.
- Cảnh đẹp toát lên một nét đẹp vô cùng thân quen, bình dị với hình ảnh nắng hàng cau, nắng mới lên.
–> Liên hệ bài “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư : nắng của mùa mới. Thì HMT nắng của ngày mới.
- Nắng hàng cau : Ánh nắng chiếu rọi trên thân cau, khiến thân cau giống như những nấc thang, nắng cứ bước lên từng nấc, từng nấc một, một cách nhẹ nhàng, thanh khiết, trong sáng. Ánh nắng ấy như gợi tả một nét đẹp tinh khôi khi ngày mới khởi đầu.
- Nắng mới/lên : ý nghĩa là nắng mùa xuân, mở đầu cho năm mới, đó là những tia nắng đầu tiên chiếu rọi xuống làng quên, chiếu thẳng vào những vườn cây tươi mát, làm cho những hạt sương đêm đọng lại sáng lên, lấp lánh như những viên ngọc được đính vào chiếc áo choàng nhung xanh mượt.
- Vườn cây căng tràn sức sống, phép so sánh gợi nên một vẻ đẹp trong sáng, thanh thoát, tinh khôi.
Ai : con người xứ Huế.
Mướt quá : đẩy cấp độ lên cao nhất, lên đến tột cùng. “Xác cô thơm quá, thơm hơn ngọc
Cả một xuân đã hiện hình”. (Đau thương)
–> Tạo nên bức tranh quê rực rỡ, chan hòa sự sống, qua đó thể hiện nhà thơ là một ngòi bút có tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú.
- Mặt chữ điền. Có 2 cách hiểu :
- Theo quan niệm Á Đông, thì mặt chữ điền là khuôn mặt đượm nét phúc hậu à con gái, Hoàng Cúc.
- Mặt chữ điền : mặt của người đàn ông à HMT đang thực hiện một cuộc viễn du bằng tâm tưởng để về lại thôn Vĩ.
==> Tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp của thôn VD, một vẻ đẹp êm dịu, thanh khiết đồng thời thể hiện được niềm đắm say mãnh liệt của nhà thơ, bởi HMT muốn sống dậy, phục sinh những kí ức về cảnh và người Vĩ Dạ.
- Khổ thứ
Gió theo lối gió, mây đường mây (1) Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay (2) Thuyền ai đậu bến sông trăng đó (3) Có chở trăng về kịp tối nay ? (4)
- Nhịp 4/3.
Sự chia cắt, gió và mây tưởng như luôn sóng đôi với nhau, nhưng ở đây lại chia lìa, lại tan tác.
“Em đường em tôi đường tôi Tình nghĩa đôi ta có thế thôi”. (Xuân Diệu)
“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả”. (Huy Cận)
–> Hình ảnh sóng đôi nhưng lại gợi sự chia cắt, sự li biệt, sự chia phôi.
- buồn thiu : nhân hóa à thể hiện sự u buồn, xa vắng, một tâm trạng khắc khoải. Cảnh đẹp nhưng lại ròi rạc, đơn độc, hiu hắt à phảng phất sự u buồn, cô đơn của một người mang án tử “treo” ở trên mình.
- Vầng trăng : không phải thi liệu quá mới nhưng mang ý nghĩa riêng.
- kịp.
–> Nỗi lòng sâu lắng, sâu kín của HMT, vầng trăng trong câu thơ này trở thành một nỗi ám ảnh, người đọc cảm nhận được sự lo sợ, sự hối hả vì một hiện tại ngắn ngủi của nhà thơ. Khác với XD. Người sống tận hưởng từng phút giây để hút nhụy hoa của cuộc đời thì HMT lại sống gấp gáp bởi phía sau là lưỡi hái của Tử thần. Câu thơ đã bắt đầu nhuốm màu tuyệt vọng của một con người ở bờ sống – chết.
==> Khổ thơ khắc họa được vẻ đẹp của đêm trăng, dòng sông trăng huyền ảo và thơ mộng nhưng phảng phất một nỗi u buồn.
- Khổ
Mơ khách đường xa, khách đường xa (1) Áo em trắng quá nhìn không ra (2)
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh (3) Ai biết tình ai có đậm đà ? (4)
- Mơ : một bản lề khép lại cõi thực, để mở ra cõi mộng, trong cõi mộng đấy là sự ám ảnh về hình ảnh khách đường
Khách đường xa : không trở thành hiện thực, khách đường xa cứ xa mãi, xa dần rồi chói lòa trong tâm trí của tác giả.
- Trắng quá : màu áo lẫn trong ảo mộng, được cực tả đến kì lạ, bất ngờ.
- Ở trong mơ, ở trong ảo mộng à “ở đây” chính là vị trí hiện thực của HMT, là nơi cách xa thế giới, là không gian đau thương và tuyệt vọng của Hàn.
- Câu hỏi tu từ cuối cùng à Mở đầu là 1 câu hỏi và kết thúc cũng là một câu hỏi, mở đầu là lời mời gọi, lời trách móc, lòi nhắn nhủ, kết thúc là lời tỏ bày à thể hiện sự khao khát, mong muốn một tình yêu trọn vẹn, về một sự sống ấm áp, dài lâu hơn.
Kết bài: Có ai đó đã nói rằng “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời để lại cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình.” Có gì đó ở một kẻ sống dưới lưỡi hái của tử thần khiến ta phải ngưỡng vọng. Phải yêu thôn Vĩ, yêu người thương lắm thì những nét bút viết ra mới có hồn như vậy, mới thành công tái hiện – dựng cảnh tuyệt vời đến như vậy. Cho đến cuối cùng, thôn Vĩ và Hoàng Cúc vẫn sống trong tiềm thức của Hàn Mặc Tử cho đến ngày ông lìa xa nhân thế. Tuy “Đây thôn Vĩ Dạ” có một màu thơ đượm buồn, nhưng qua đó bạn đọc không chỉ nhìn thấy sự phiêu tán, chia lìa mà còn thấy được những khao khát và hoài nghi của một đời kẻ sĩ. Đấy là ước vọng được sống mãnh liệt đến khôn cùng, đến chao đảo cả trời đất.