Bài test phỏng vấn Kế toán trưởng
1. Bạn hãy giới thiệu sơ về bản thân cũng như kinh nghiệm làm việc.
Đây là câu đơn giản nhưng hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng hỏi, mục đích là để kiểm chứng lại độ xác thực của 1 số điểm trong CV của bạn mà thôi. Với câu hỏi này, bạn chỉ nói nhanh về ngành học của bạn và các công ty bạn đã làm việc, cố gắng nhấn mạnh những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí đang phỏng vấn, tuyệt đối không nói về đời sống cá nhân như sở thích…
2. Theo bạn, đâu là ba kỹ năng của một kế toán giỏi?
Bạn lưu ý là nhà tuyển dụng cần biết 3 kỹ năng của một kế toán giỏi chứ không phải hỏi bạn giỏi kỹ năng nào. Không có câu trả lời cố định cho câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào vị trí bạn tuyển dụng là gì nhưng gợi ý cho bạn 1 số kỹ năng của một kế toán giỏi: giỏi toán, cẩn thận, chi tiết, giỏi hệ thống (tất cả kế toán), kỹ năng phân tích, tư duy logic, kỹ năng dự báo (trưởng phòng tài chính, kế toán trưởng).
3. Bạn đã sử dụng những phần mềm kế toán nào?
Với câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng là câu hỏi tiếp theo sau khi bạn trả lời câu hỏi này: Bạn đánh giá thế nào về những phần mềm đó, cái nào tốt nhất? Bạn phải thể hiện được thế mạnh về hệ thống trong câu hỏi này, cố gắng nêu ưu nhược điểm của từng hệ thống. Thật sự nếu bạn không giỏi hệ thống thì cũng khó giỏi về kế toán vì ngày nay công ty nào không xài hệ thống ERP. Và cũng đừng quên đề cập đến excel nếu bạn giỏi excel vì nó hỗ trợ rất tích cực trong công việc kế toán và tài chính
4. Bạn đã từng làm những báo cáo kế toán, tài chính nào?
Hãy trả lời những báo cáo nào bạn biết và nếu có liên quan đến công việc đang phỏng vấn càng tốt, lưu ý là có thể người phỏng vấn sẽ hỏi bạn chi tiết hơn trong báo cáo bạn nêu.
5. Những quy trình kế toán nào bạn đã viết hoặc chỉnh sửa?
Nếu bạn đã từng học kế toán hoặc từng viết quy trình kế toán thì câu này quá đơn giản nhưng nếu bạn chưa viết thì ngay bây giờ hãy lấy các quy trình hiện tại của công ty bạn và đọc, cố gắng hiểu các quy trình thì bạn sẽ trả lời được câu hỏi này dễ dàng.
6. Theo bạn thì công việc kế toán có những khó khăn nào?
Câu này bạn có thể nêu về hệ thống pháp luật Việt Nam đang đổi mới nên quy định về thuế và kế toán thay đổi liên tục, thị trường kinh doanh canh tranh nên cầu của ban giám đốc về số liệu kế toán cũng nhanh hơn, chính xác hơn và cụ thể hơn…
7. Hãy nêu một khó khăn / sự cố kế toán mà bạn đã giải quyết thành công.
Câu này bạn tập trung vào những khó khăn, thử thách bạn đã phải đối mặt khi giải quyết vấn đề đó, kết quả là tiết kiệm tiền, giảm rủi ro, giảm phạt…như sự cố về hệ thống, sự cố thanh tra thuế…
8. Làm sao để đảm bảo bạn hay nhân viên của bạn không có phạm sai lầm trong công việc?
Phạm sai lầm là chuyện thường tình của con người nhưng kế toán là liên quan đến tiền và pháp luật nên mục tiêu là phải zero mistake. 1 bí kíp để hạn chế sai sót trong kế toán là luôn luôn tìm một mốc để đối chiếu số liệu, mốc đối chiếu có thể là số liệu phòng khác, sổ chi tiết-sổ cái, tháng trước, năm trước, tính toán bên ngoài…
9. Bạn sẽ làm được gì cho công ty chúng tôi?
Câu này thường được hỏi cho các vị trí kế toán trưởng trở lên, câu trả lời sẽ tùy thuộc và tình trạng của doanh nghiệp đang tuyển dụng. Nếu một công ty đang xây dựng thì nhiệm vụ quan trọng sẽ là tối ưu TSCĐ (Capex) và thuế nhà thầu, nếu một công ty đang gặp vấn để về dòng tiền thì cần tối ưu vốn lưu động…
10. Bạn sẽ làm gì nếu bảng cân đối tài khoản không cân?
Về nguyên tắc, bảng cân đối tài khoản là phải cân cùng hệ thống bao giờ cũng kiểm tra bút toán kép rồi, nếu không cân thì chỉ cần kiểm tra lại số dư đầu kỳ mang sang, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ có thiếu tài khoản mới nào không, dùng excel kiểm tra làm tròn số thập phân.
11. Kiến thức, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một kế toán trưởng?
Một kế toán trưởng phải đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả và chính xác do đó phải có kiến thức kinh doanh, am hiểu pháp luật và giỏi chuyên môn đặc biệt là về thuế, giá thành và báo cáo tài chính, giỏi hệ thống và chịu được áp lực cao.
12. Những thành tích nào bạn đã đạt được trong suốt thời gian đi làm?
Đây là lúc để bạn khoe khoang về những thành quả mà bạn đã làm được, hãy nêu những công việc mà bạn đã cải tiến để mang lại hiệu quả cho công ty.
13. Bạn quản lý nhân viên như thế nào?
Quản lý nhân sự là cả một nghệ thuật và nó vô cùng linh động nên câu trả lời nó tùy thuộc vào phong cách quản lý của bạn là khéo léo hay thân thiện, đa số kế toán thì quản lý theo kiểu thân thiện. Tuy nhiên, phong cách gì cũng cần tuân thủ quy tắc: theo dõi –> kiểm tra –> đánh giá –> hỗ trợ/điều chỉnh để đạt mục tiêu chung của phòng và công ty
14. Vì sao bạn muốn chuyển việc?
Nếu bạn đã đi làm thì câu này 99% nhà tuyển dụng sẽ tò mò muốn biết lý do tại sao bạn quyết định nhảy việc. Đây không phải là câu hỏi đơn giản vì chỉ cần không khéo léo, bạn có thể dễ dàng bị mất điểm trước nhà tuyển dụng.. Nếu bạn qua một công ty lớn hơn hay vị trí cao hơn thì hãy trả lời “phát triển nghề nghiệp”, nếu bạn về gần nhà hơn thì “cho gần nhà”, bí quá thì hãy nói “thay đổi môi trường”, tuyệt đối không chê công ty cũ, tránh phàn nàn về mức lương, chán công việc, mâu thuẫn với sếp, khó thăng tiến…
15. Vì sao bạn nghĩ bạn phù hợp cho vị trí này? hoặc hãy nêu lý do chúng tôi nên tuyển bạn cho vị trí này?
Để trả lời câu hỏi này bạn phải đọc kỹ bản mô tả công việc (job description), cố gắng làm nổi bật nhấn mạnh đến những kinh nghiệm bạn đang có liên quan đến các yêu cầu trong bản mô tả công việc và kết luận rằng với những thế mạnh và kinh nghiệm của tôi thì rất phù hợp với yêu cầu của công việc
16. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Bạn nêu những điểm mạnh liên quan đến các kỹ năng mà công ty đang yêu cầu và những điểm yếu mà ít liên quan đến công việc đang cần.
17. Bạn đã và đang làm kế toán trưởng tại Công ty cũ được thời gian khá dài vây tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?
Câu này cũng tương tự như câu 14 bên trên nhưng nhấn mạnh ở chỗ vị trí cao nhất của phòng kế toán và thời gian công tác lâu năm nên nếu bạn có lý do gia đình thì nêu ra vì ít ai đi sâu hay phản bác về chuyện gia đình nếu vì lý do công việc thì bạn hãy trình bày rằng định hướng và mục tiêu của bản thân không còn phù hợp với công ty hiện tại nên sau nhiều năm gắn bó bạn muốn tìm môi trường mới phù hợp hơn cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn (nhớ chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì và nó phải liên quan đến công việc đang ứng tuyển)
18. Bạn hiểu kế toán trưởng có nhiệm vụ là gì?
Cũng giống như câu hỏi như việc đưa ra khái niệm cụ thể vậy. Tuy nhiên, việc thông qua câu hỏi này là điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy được bạn đã thực sự nắm bắt công việc mà bản thân sẽ đảm nhận sau khi làm việc hay không.
>> Trả lời nhanh: Tại đây có thể bạn sẽ nêu ra về nhiệm vụ cần của một kế toán hay chính khái niệm bao hàm. Ví dụ khái niệm “Kế toán trưởng là người đảm nhận, chịu trách nhiệm về các hoạt động kế toán và thuế của doanh nghiệp. Cũng như tùy theo mô hình doanh nghiệp hoạt động mà kế toán trưởng sẽ đứng đầu bộ phận kế toán hoặc là một nhóm kế toán viên”, nhiệm vụ “Kế toán trưởng là vị trí có nhiệm vụ quản lý các hoạt động về kế toán, giải quyết các vấn đề về quyết toán, lập báo cáo, phân tích cũng như dự báo về tài chính”.
19. Theo bạn, 3 kỹ năng của một kế toán giỏi là gì?
Một câu hỏi được đặt ra và luôn có sự nhầm lẫn bởi chính các ứng viên. Bạn nên biết rằng nhà tuyển dụng cần bạn nêu về 3 kỹ năng “giỏi của một kế toán” chứ không hỏi về 3 kỹ năng “bạn giỏi”, đừng nhầm lẫn là kể về bản thân. Tuy nhiên, câu hỏi này lại không có một câu trả lời cố định nào cả bởi sẽ linh hoạt theo vị trí, môi trường mà bạn tham gia ứng tuyển.
>> Trả lời nhanh: Có điều sẽ có gợi ý dành cho bạn về câu hỏi này khi trả lời như sau “Một số kỹ năng của một kế toán giỏi sẽ cần giỏi toán, chi tiết, sự cẩn thận, kỹ năng phân tích tư duy, đưa ra dự báo, giỏi về hệ thống,…”
20. Hãy đề ra một tình huống mà bạn sử dụng số liệu làm bằng chứng?
Hãy đề ra một tình huống mà bạn sử dụng số liệu làm bằng chứng?
Số liệu và con số là những điều gắn kết trực tiếp đối với lĩnh vực kế toán bởi vậy mà đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ kế toán trưởng nào. Cũng dễ hiểu tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi bạn vì đó là sự minh chứng cho kinh nghiệm làm việc hàng ngày của bạn ra sao và chọn lọc bạn.
>> Trả lời nhanh: Đó là việc đề ra một tình huống bởi vậy mà để gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng thì bạn sẽ cần cố gắng tới việc nói đến sự ảnh hưởng từ việc sử dụng số liệu mà bạn đã áp dụng làm. Điều áp dụng đó đã giúp doanh nghiệp phát triển ra sao? Cũng như tác động tới nguồn tài chính như thế nào>
21. Đối với hồ sơ kế toán bạn làm sao để có thể đảm bảo được sự chính xác, luôn đầy đủ và tuân thủ đúng theo nguyên tắc?
Một câu hỏi được đặt ra để nhằm hướng tới sự đánh giá hiểu biết của bạn về chuyên môn của nghề nghiệp. Dù vậy thì cũng đừng quá lo lắng vì câu hỏi này cũng thật sự không quá đòi hỏi nhiều về kiến thức sâu đâu.
>> Trả lời nhanh: Hãy tự tin và trả lời rằng về việc bạn đã luôn kiểm tra kỹ về quá trình thực hiện một cách chuẩn xác khi báo cáo được đề ra. Cạnh đó là hãy luôn nhớ lồng ghép về các bước cho sự phân tích số liệu cùng việc đảm bảo được tính tuân thủ cho các số liệu. Có sự phân giải để đưa ra đánh giá báo cáo cuối cho hồ sơ.
22. Bạn có thể nêu kết quả về việc đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí?
Nhiệm vụ quan trọng dành cho kế toán trưởng sẽ luôn có yêu cầu về việc biết cách cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được nguồn tài chính. Tuy nhiên, để nêu rõ được kết quả này bạn sẽ cần mô tả theo một cách mới mẻ hơn thì mới tạo nên điểm cộng cho bản thân.
>> Trả lời nhanh: Có sự chuẩn bị trước cho bản thân về việc ý tưởng mới đã từng thực hiện với kết quả đạt được là gì? Các con số, số liệu dẫn chứng bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để khi được yêu cầu minh chứng bạn sẽ có sự biện minh cho bản thân. Hãy luôn tự tin vì dù kết quả của bạn là không nhiều nhưng đó đã là điểm mà nhà tuyển dụng đánh giá về sự cố gắng.
23. Bạn hãy đưa ra một ví dụ về báo cáo kế toán đã thực hiện?
Có lẽ cuộc phỏng vấn của một kế toán trưởng sẽ xoay quanh về các minh chứng cho kinh nghiệm làm việc của bạn nhiều hơn. Do đó hãy đưa ra một sự chuẩn bị tốt nhất để có thể đáp ứng các yêu cầu về ví dụ bất cứ lúc nào.
>> Trả lời nhanh: Đối với câu hỏi này bạn sẽ nên đưa ra về việc bạn đã thực hiện với kinh nghiệm bản thân theo các quy định tuân thủ về kế toán ra sao. Cũng như hoàn thành tốt về yêu cầu của công ty đề ra như thế nào. Vì một báo cáo sẽ luôn cần tuân theo quy định vậy nên luôn nhấn mạnh về việc “Tôi là người có kiến thức tốt am hiểu về các điều khoản luật và quy định, tôi luôn là một người hoàn thành đúng thời hạn công việc được giao”. Tất nhiều là câu trả lời nên linh hoạt không nên nói trực tiếp khẳng định quá nhiều.
24. Các bước cần trước khi chấp nhận một hóa đơn, phiếu thanh toán là gì?
Lại được cho là một câu hỏi với sự đánh giá về trình độ hiểu biết của bạn về chuyên môn trong quy trình chấp thuận thanh toán. Do vậy, dù thế nào thì cũng luôn ôn lại tất cả kiến thức dù chỉ là lướt qua nhé.
>> Trả lời nhanh: Bạn có thể đưa ra câu trả lời như “Các bước có thể bao gồm kiểm kho, đảm nhận kiểm sổ,…và một phần nên nói tới tầm quan trọng của từng bước trong quy trình. Hãy tự tin trả lời một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất chắc chắn ghi điểm là điều không thể tránh được này.
25. Bạn có thể cho biết về các bước nên ngân sách là như thế nào?
Bạn có thể cho biết về các bước nên ngân sách là như thế nào?
Để đưa ra được một quy trình hoàn thiện thì các bước, khâu chuẩn bị nhỏ luôn là điều cần thiết. Cũng như từ chính cơ sở đó mới tạo nên việc lên ngân sách phù hợp và sát theo nhu cầu thực tế cần giúp cho chi phí được giảm đi nhiều hơn, loại bỏ được nhiều thứ đáng kể. Do đó hãy chọn lọc, sắp xếp các bước để trả lời đối với nhà tuyển dụng.
>> Trả lời nhanh: Ví dụ “Ngân sách được nên sẽ thường sử dụng theo các bước tạo kế hoạch, liệt kê cụ thể cho các hoạt động, chủ động lên ngân sách, gửi ngân sách để kiểm duyệt,…Các bước sẽ luôn cần tới sự cẩn thận và chi tiết bởi vai trò đóng góp hợp thành vô cùng lớn”.
26. Bạn đã từng giúp doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí lần nào chưa? Nếu có hãy kể cụ thể?
Yêu cầu cơ bản mà một kế toán trưởng phải có là có nghiệp vụ giúp doanh nghiệp cắt giảm những chi phí không chính đáng. Do vậy đây là một trong những bài test kế toán trưởng giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn. Bạn cần chuẩn bị các số liệu cụ thể, phân tích, đánh giá qua số liệu để chứng minh.
27. Trước khi đồng ý với một phiếu thanh toán và hóa đơn thì bạn cần phải làm gì?
Đây là câu hỏi để kiểm tra kiến thức về quy trình thanh toán. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng này thì chỉ cần bạn đọc kỹ kiến thức lý thuyết và vận dụng trong thực tế công việc là có thể dễ dàng vượt qua.
28. Bạn có ước được nợ xấu không?
Hầu như doanh nghiệp nào cũng phải gặp tình trạng nợ xấu, đối với câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng này bạn hãy nêu những cách phổ biến nhất được áp dụng để tính nợ xấu. Đồng thời đưa ra những giải pháp để đối phó với tình trạng này.
29. Doanh nghiệp yêu cầu bạn phải nộp báo cáo tài chính và đến hạn chót. Bạn phải làm sao?
Dạng câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng này thì hãy kể ra một lần thực tế bạn phải đối mặt với tình huống này. Nêu ra những việc bạn đã làm và kết quả ra sao. Hãy kể những kinh nghiệm bằng sự chân thực nhất. Trường hợp bạn chưa phải đối mặt thì có thể nêu ra tình huống của bạn đồng nghiệp để đối phó với câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng này.
30. Cách để bạn dự báo được nguồn tài chính là gì?
Khi trở thành một kế toán trưởng thì bạn phải có kỹ năng phân tích các số liệu để dự đoán tài chính, phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nên có thể dự báo được nguồn tài chính của mình thì cũng có thể làm tốt nhiệm vụ trên của một người kế toán.
Một số câu hỏi khác
Câu 1: Đối với người không có chuyên môn thì kinh nghiệm trình bày báo cáo tài chính sẽ ra sao?
Câu 2: Nợ xấu – Bạn có cách ước tính như thế nào?
Câu 3: Khi bạn đối mặt với hạn chót về việc lập báo cáo tài chính bạn sẽ ra sao? Hãy thử đưa ra một lần cụ thể về cách vượt qua của bạn?
Câu 4: Kể về kinh nghiệm đưa ra dự báo về nguồn tài chính của bạn? Kết quả?
Câu 5: Quy chuẩn về kế toán mới bạn cập nhật bằng cách nào?
Câu 6: Bạn làm sao để phân biệt được kiểm toán và kế toán?
Câu 7: Đối với một doanh nghiệp có 3 tài khoản ngân hàng thì số lượng sổ cái cần tới tối thiểu là bao nhiêu?
Câu 8: Đã bao giờ bạn cảm thấy chưa hài lòng về một quy trình kế toán được đề ra? Lý do là gì?
Câu 9: Theo bạn, điều thách thức lớn nhất đối với một kế toán trưởng hiện nay là gì?
Câu 10: Bạn sử dụng sự tự động hóa và hợp lý hóa để cải thiện cho quy trình kế toán ra sao?
…
Bạn cũng có thể “thách thức” nhà tuyển dụng với câu hỏi ngược
Bạn cũng có thể “thách thức” nhà tuyển dụng với câu hỏi ngược
Câu 1: Công ty cần tới một vị trí kế toán trưởng như thế nào?
Một câu hỏi ngược đáp xoáy lạ mọi vấn đề mà nhà tuyển dụng cần bạn giải đáp. Nhưng điều đó lại không có gì là sai cả chỉ là thể hiện được bạn thật sự quan tâm mong muốn tham gia vị trí này, câu hỏi dò hỏi về điều bạn trình bày đã thực sự đủ hay chưa mà thôi.
Câu 2: Nếu tôi trúng tuyển tại vị trí này, điều đầu tiên tôi được đào tạo là gì?
Tất nhiên quyền lợi là điều mà ứng viên nào cũng mong muốn và thông qua câu hỏi này thì đó chính là cách để bạn xác nhận lại mà thôi. Nhà tuyển dụng thì sẽ nhận thấy bạn là một người cầu tiến, có ý chí học tập và trau dồi kiến thức.
Câu 3: Tạo sao mà vị trí này hiện tại còn trống? Ứng viên trước chưa đáp được điều gì?
Có thể đây là một câu hỏi dành cho những ứng viên có sự can đảm và thực sự muốn nắm bắt về việc công ty tại sao lại cần tới thay đổi kế toán trưởng khác. Tuy nhiên, về phía nhà tuyển dụng sẽ lại đánh giá bạn cao hơn vì điều bạn thất sự quan tâm tới lợi ích của công ty.
Điều cần chú ý để một cuộc phỏng vấn kế toán trưởng thành công
Ngoài việc chuẩn bị về các câu hỏi cho cuộc phỏng vấn thì bạn cũng nên có sự lưu ý về một số chú ý dưới đây để tăng tỷ lệ thành công cho chính mình.
Đừng quên tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp
Đừng quên tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp
Hãy luôn biết rằng để một cuộc phỏng vấn thành công thì bạn sẽ cần chuẩn bị cho chính mình thật tốt như chính lúc bạn ôn luyện cho bài kiểm tra vậy. Nghiên cứu kỹ hơn về doanh nghiệp và nắm bắt được đầy đủ thông tin như vậy là bạn đã có thể trả lời với nhà tuyển dụng tự tin hơn rồi.
Cũng như việc nắm bắt đó sẽ giúp bạn hiểu biết được đối với công ty họ mong muốn gì ở vị trí kế toán trưởng và người ứng viên cần gì để đáp ứng. Có sự chuẩn bị sẽ luôn giúp chúng ta bớt đi sự lo lắng đúng không?
Trang phục phù hợp hơn
Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên thông qua chính trang phục mà họ mặc trong buổi phỏng vấn. Bởi nếu như khi bạn xuất hiện với trang phục xuề xòa thì họ nghĩ bạn sẽ là ứng viên không hoàn thành được công việc. Chỉ đó đã để lại một ấn tượng xấu và bạn có khi lại bị đánh trượt khi chưa kịp nói gì.
Vậy nên, nếu đã mất công cho sự chuẩn bị và tìm hiểu tại sao bạn không nắm bắt xem nhân viên công ty họ ăn mặc thế nào. Để từ đó chuẩn bị được một bộ trang phục vừa thoải mái với bản thân mà còn ghi được điểm cộng với nhà tuyển dụng.
Đừng bao giờ tỏ ra quá thân mật
Một cuộc phỏng vấn trực tiếp liên quan tới công việc mà bạn đang mong muốn bởi vậy mà đừng quá giới hạn có thể là nói chuyện một cách thân thiện hơn. Thông tin cá nhân luôn là điều có sự hạn chế chia sẻ vì điều đó có thể dẫn tới sự đánh giá không tốt, phiến diện về bạn thay vì điểm tốt.
Bên cạnh đó bạn cũng nên biết rằng thời gian có hạn vậy nên đừng quá đề cập tới các vấn đề không liên quan. Hãy chú ý tới điểm mạnh của bản thân để nhấn mạnh cũng như nắm được nhu cầu doanh nghiệp, công ty cần tới là gì.
Hơn nữa chính bạn cũng nên nhận biết được về một nơi hay chính là cách để bạn nắm bắt được công việc tốt hơn. Một cầu nối an toàn giữa bạn và nhà tuyển dụng trong quá trình tìm việc như website timviec365.com, tìm việc làm trở nên nhanh hơn. Để có thể nắm được điều đó chi tiết thì hãy quay trở lại ngay với trang chủ khi tạo cho bản thân một tài khoản ứng viên hay nhà tuyển dụng. Từ đó giúp bạn cập nhật thông tin nhanh hơn rất nhiều đó.