Bài test phỏng vấn Kỹ sư xây dựng
1. Tại sao bạn lại muốn trở thành một kỹ sư xây dựng?
Bạn nên đưa ra một câu trả lời trung thực và thể hiện niềm đam mê của mình với công việc. Không nên quá hấp tấp, mã hãy thể hiện rằng bạn đã suy nghĩ rất kĩ trước khi đưa ra câu trả lời, dù là vị trí nhân viên xây dựng hay kỹ sư xây dựng các bạn cũng phải bình tĩnh để trả lời.
Ví dụ: “Tôi quyết định trở thành một kỹ sư xây dựng, kỹ sư cầu đường theo mong muốn của cha tôi – một thầy giáo dạy toán. Khi tôi còn nhỏ, hai cha con đã cùng nhau giải các phương trình và câu đố toán học. Ông luôn khuyên tôi phải có một cái nhìn tổng quát để giải quyết những vấn đề nan giải, khuyến khích tôi không ngừng khám phá các sự vật xung quanh để biết nó được xây dựng như thế nào và hoạt động ra sao. Và ông truyền cảm hứng cho tôi để khám phá xem liệu thiết kế này có thể được cải thiện bằng một cách khác tối ưu hơn hay không.”
2. Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi?
Câu trả lời cần thể hiện được rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty mình ứng tuyển trước khi nộp đơn, đưa ra thông tin chi tiết tại sao bạn chọn công ty này mà không phải là công ty khác, và trả lời dựa trên sứ mệnh của công ty.
Ví dụ: “Tôi muốn làm việc cho công ty ABC vì nó nổi tiếng có hiệu quả công việc và tiêu chuẩn cao. Khách hàng của công ty cũng rất tự tin rằng công việc sẽ được hoàn thành một cách cẩn trọng đến từng chi tiết và đây là những yếu tố khiến chủ sở hữu công ty tự hào trong nhiều năm qua.”
3. Một người kỹ sư xây dựng cần có những phẩm chất gì để thành công trong công việc?
Bạn nên đưa ra một câu trả lời ngắn gọn về những phẩm chất cần thiết đối với một người kỹ sư xây dựng, đồng thời thể hiện bản thân là người hiểu biết về công việc này. Bạn cũng có thể đưa ra một vài ưu, nhược điểm của công việc.
Ví dụ: “Tôi nghĩ, một người kỹ sư xây dựng cần phải điềm tĩnh, linh hoạt và có kỷ luật. Đặc biệt cần có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề… Thời gian hoàn thành công việc có thể cực kì eo hẹp khi mà có quá nhiều sự cố không mong muốn. Nhưng người kỹ sư cũng sẽ được trả công xứng đáng nếu làm việc chăm chỉ. Hơn nữa, trong khi làm việc, còn cần phải tuân theo tới những quy định của Nhà nước và địa phương, và cả những yêu cầu của khách hàng.”
4. Thách thức lớn nhất mà người kỹ sư xây dựng phải đối mặt là gì?
Trên thực tế, người kỹ sư xây dựng phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác nhau trong công việc như phải làm việc ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phải xa nhà, công việc nặng nhọc,… Bạn nên xuất phát từ thực tế kinh nghiệm của bản thân hoặc những gì quan sát được để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi này.
Ví dụ: “Theo tôi, thách thức lớn nhất của người kỹ sư xây dựng là thuyết phục với khách hàng, những người muốn rút ngắn khối lượng công việc để hoàn thành đúng thời gian quy định. Và rất khó để thuyết phục những người này rằng rút ngắn khối lượng không chỉ vi phạm đạo đức mà còn nguy hiểm đến tính mạng. Và cần phải có được sự hợp tác của họ để bảo vệ danh tiếng của công ty.”
5. Theo bạn, mối ưu tiên số một của người kỹ sư xây dựng là gì?
Bạn cần thể hiện mối ưu tiên của mình với công việc và kiến thức về các phẩm chất cần có đối với công việc này.
Ví dụ: “Tôi tin rằng bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường nên là mối ưu tiên hàng đầu của bất cứ kỹ sư xây dựng nào. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với bảo vệ danh tiếng của công ty”.
6. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, bạn sẽ làm thế nào? Bạn có cáo báo lên cấp trên hay không?
Báo cáo lên cấp trên trong trường hợp có xảy ra tai nạn là việc mà bạn chắc chắn sẽ phải làm. Tuy nhiên, trước đó, hãy thực hiện việc sơ cứu cho nạn nhân nếu có thể hoặc gọi cấp cứu. Sau đó mới tính đến chuyện báo cáo cho cấp trên, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề,…
Ví dụ: “Tôi sẽ báo cáo với cấp trên sớm nhất có thể. Điều này không chỉ vì trách nhiệm pháp lý mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức và công ty phải có nghĩa vụ giải quyết sự cố này. Hơn nữa, đây cũng là một bài học kinh nghiệm đối với công ty, để đảm bảo rằng những lỗi tương tự sẽ không tiếp tục xảy ra trong tương lai, như vậy sẽ giúp bảo vệ danh tiếng của công ty trong ngành.”
7. Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực xây dựng?
Không cần phải khiêm tốn, dù là những kinh nghiệm nhỏ nhất hoặc những nhiệm vụ thực hiện cùng đội nhóm, bạn hãy liệt kê để nhà tuyển dụng thuận lợi nhận thấy điểm tương đồng kinh nghiệm của bạn với nhiệm vụ mà họ đang cần ứng viên đáp ứng.
Gợi ý :
Liệt kê chi tiết 03 – 05 thành tích nổi bật nhất, những thành tích còn lại chỉ nên kể tên để tránh sự lan man, mất thời gian khi phỏng vấn.
8. Tại sao bạn lại rời công ty cũ?
Một lý do không liên quan đến năng lực làm việc luôn là lựa chọn thông minh cho câu hỏi này.
Gợi ý :
Mùa dịch Covid – 19 vừa qua, lượng đơn hàng của công ty cũ bị hủy khá nhiều, buộc lòng công ty phải tạm dừng hoạt động.
Công ty cũ thiên về công trình nhà ở dân dụng, bản thân tôi rất muốn có cơ hội phát triển chuyên môn ở nhiều loại hình công trình khác nhau.
9. Công việc kỹ sư xây dựng rất nhiều áp lực, anh/chị nhận thấy bản thân có những tố chất gì hỗ trợ đắc lực cho công việc?
Dựa vào đặc trưng nghề nghiệp và bản nhiệm vụ công việc trong tin đăng tuyển của nhà tuyển dụng, bạn hãy xây dựng cho mình danh sách 03 – 05 tố chất quan trọng tương thích nhất.
Gợi ý :
Trải qua thời gian dài làm việc trong ngành, tôi nhận thấy bản thân sở hữu:
Tinh thần ham học hỏi và có khả năng tiếp thu tốt, thực tế là chỉ sau 2 tháng thử việc khi mới ra trường, tôi đã được giao phụ trách những hạng mục nhỏ.
Chịu vất vả là điều tôi được rèn luyện từ khi bước chân vào giảng đường đại học, lúc còn là sinh viên, tôi đã xin vào những công trình xây dựng nhà ở làm phụ hồ.
Khả năng giao tiếp của tôi được đánh giá linh hoạt, chuẩn mực và hiệu quả tốt với cả đối tác nhà thầu, đồng nghiệp và những công nhân tại công trường.
10. Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Hãy cho họ thấy sự đam mê và nhiệt huyết đối với công ty và cả vị trí ứng tuyển thông qua những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà tuyển dụng.
Gợi ý :
Tôi luôn truy cập chuyên mục tuyển dụng của công ty để cập nhật những cơ hội việc làm mới. Theo những gì tôi được biết, công ty của anh/ chị là nhà thầu chính thức của nhiều dự án lớn tại HCM như công trình căn hộ cao cấp X, khu thương mại Y, khu nhà sân vườn Z…
Tôi luôn mong muốn được cống hiến sức mình tại những dự án đa dạng với nhiều quy mô khác nhau nên tôi luôn nắm bắt cơ hội trở thành một thành viên của công ty.
11. Nhiệm vụ công việc chúng tôi đề cập trong bản tin tuyển dụng, bạn thấy nhiệm vụ nào mình đảm nhận hiệu quả nhất?
Một câu hỏi có chút gài bẫy, vì nhà tuyển dụng muốn bạn phải đảm nhận tốt tất cả nhiệm vụ đặt ra nên nếu bạn chỉ đề cập bản thân làm tốt 01 nhiệm vụ thì coi như xong. Tuy nhiên, họ cũng biết không ai là hoàn hảo nên câu trả lời của bạn cần khéo léo để họ thấy được sự phù hợp cao nhất.
Gợi ý :
Tôi đã đọc rất kỹ nhiệm vụ công việc trong bản tin tuyển dụng, mọi nhiệm vụ đặt ra tôi đều từng trải và có kinh nghiệm. Nói về mức độ hoàn hảo, tôi xin phép chia thành 2 nhóm rất tốt và tốt.
Nhóm rất tốt của tôi thuộc về những nhiệm vụ : A,B,C…
Nhóm tốt của tôi dành cho những nhiệm vụ còn lại, tôi sẽ cố gắng học hỏi và hoàn thiện những yêu cầu này để đáp ứng hoàn hảo nhất nhu cầu công việc nếu được tuyển dụng.
12. Mức lương bạn mong muốn ?
Mỗi doanh nghiệp một chính sách lương thưởng khác nhau, lương cơ bản thấp chưa phải là yếu tố đánh giá vì có thể chính sách thưởng của họ rất lớn.
Mức lương cơ bản trung bình cho kỹ sư xây dựng hiện nay vào khoảng 10,5 – 15,7 triệu đồng/tháng. Bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị cho mình mức lương phù hợp với những nhiệm vụ nhà tuyển dụng yêu cầu.
Gợi ý :
Trước khi đề nghị mức lương, anh /chị có thể cho tôi biết về chính sách phúc lợi tại công ty dành cho vị trí mà tôi đang ứng tuyển.
(Dựa vào những chính sách phúc lợi có được và mức lương dự trù của bạn, hãy đề nghị mức lương cơ bản phù hợp)
13. Những số liệu nào bạn sử dụng để xác định xem một dự án đang tiến triển đúng hướng?
Quản lý một dự án với nhiều bộ phận đòi hỏi khả năng cân bằng và giải quyết vấn đề. Câu hỏi này có thể giúp đánh giá cách bạn tiếp cận và quản lý một nhóm nhân viên và xử lý các mối quan tâm về thời gian và ngân sách khác nhau.
Gợi ý :
“Tôi luôn thiết lập cấu trúc của từng dự án khác nhau để mỗi thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả trên cơ sở từng nhiệm vụ được phân công nhằm đáp ứng các mục tiêu và cột mốc lớn hơn của dự án. Cùng với đó là cung cấp cho nhóm sự tự do và không gian mà họ cần để hoàn thành công việc, đồng thời theo dõi bức tranh toàn cảnh để đảm bảo rằng chúng tôi đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu của dự án. ”
14. Những phương pháp nào bạn sử dụng để theo dõi và theo dõi tiến độ của dự án xây dựng của bạn
Một người quản lý luôn được yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan đến dự án. Các dự án xây dựng đều có hạn chót. Điều quan trọng là bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch dự án và khả năng sử dụng những công cụ quản lý để có thể dự báo chính xác tình trạng, chi phí và khoảng thời gian còn lại của dự án.
Gợi ý :
“Sau khi lên kế hoạch cho dự án, tôi sẽ vẽ biểu đồ mốc thời gian cùng với chi phí cho từng phần trên phần mềm Microsoft Excel. Để dáp ứng được nhu cầu về thời gian, tôi tính toán thời gian còn lại dựa trên các cuộc họp hàng tuần. ”
15. Bạn sẽ làm gì khi công trình xây dựng bạn đang quản lý xảy ra tai nạn lao động ?
Đây là câu hỏi tình huống mà rất có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhằm đánh giá kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên.
Gợi ý :
“Trước tiên là cần đưa người lao động đi sơ cứu, cấp cứu kịp thời, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị. Sau đó nhanh chóng khai báo tai nạn với sở lao động, thương binh và xã hội hoặc công an khu vực, đồng thời báo cáo với chủ đầu tư doanh nghiệp để có quyết định thanh toán chi phí điều trị, bồi thường và trợ cấp cho người bị tai nạn.
Một số câu hỏi phỏng vấn kỹ sư xây dựng phổ biến khác
1. Hãy kể về một lần bạn tranh cãi với đồng nghiệp trong tổ công tác. Bạn đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn đó?
2. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại chọn nghề kỹ sư xây dựng hay chưa?
3. Bạn tính toán khối lượng bê tông cốt thép cần thiết cho một công trình xây dựng bằng cách nào?
4. Bạn hãy giải thích sự khác biệt giữa xà và dầm trong kết cấu xây dựng?
5. Sự khác biệt giữa xà đơn và xà kép là gì?
6. Bạn đã học được những kinh nghiệm gì sau quá trình làm kỹ sư xây dựng?
7. Một ngày làm việc của bạn diễn ra như thế nào? Bạn tìm niềm vui bằng cách nào trên những công trường xây dựng?
8. Theo bạn, kỹ sư xây dựng hay một chỉ huy trưởng công trình có cần thành thạo máy tính và công nghệ hay không? Bạn có từng sử dụng phần mềm nào để hỗ trợ công việc hay chưa?
9. Để tiến hành một dự án xây dựng dân dụng, cần phải xét đến những khoản chi phí nào?
10. Bạn hãy kể tên một vài phần mềm hỗ trợ hiệu quả cho ngành xây dựng: thiết kế kết cấu công trình, tính toán và quản lý chi phí,…?
11. Bạn thường làm gì trước khi bắt tay vào một công trình xây dựng mới?
12. Bạn có sẵn sàng xa gia đình để đi theo công trình xây dựng hay không?
13. Hãy kể về một dự án công trình xây dựng khó khăn nhất mà bạn từng trải qua?
14. Kỹ sư xây dựng thường phải đối mặt với những vấn đề an toàn nào? Bạn đã làm gì để bảo vệ tốt cho bản thân tránh những trường hợp như vậy?
15. Nếu trúng tuyển, bạn muốn công ty chúng tôi cung cấp những phương tiện làm việc gì?