Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng (thường là chủ nhà hàng) sẽ cố gắng xác định xem bạn có đủ kỹ năng và nhiệt huyết để làm việc cho họ hay không. Chính vì thế, nhiệm vụ của bạn là thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình hiểu công việc và là ứng viên phù hợp nhất qua những câu hỏi phỏng vấn quản lý nhà hàng mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động diễn ra hàng ngày trong nhà hàng, bao gồm tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, phân công công việc, giám sát thu chi,… Trung bình, một quản lý nhà hàng chỉ có thời gian làm việc khoảng 4 tháng 4 ngày nên đây là vị trí công việc có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên nhất. Vì vậy, nếu như bạn đam mê với công việc này thì hãy luôn chuẩn bị mọi kiến thức để sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn có thể diễn ra bất cứ khi nào nhé.
Các yêu cầu về kiến thức sẽ khác nhau tùy thuộc vào người sử dụng lao động, trình độ và phạm vi của người quản lý công việc. Tuy nhiên các yêu cầu kiến thức điển hình cho các công việc quản lý hoặc giám sát bao gồm:
- Các nguyên tắc quản lý và kinh doanh nhà hàng khách sạn
- Lập kế hoạch chiến lược
- Thủ tục hành chính
- Hệ thống điều hành
- Hiểu biết về kế toán và báo cáo tài chính
- Công cụ lập kế hoạch tổ chức
- Các ứng dụng xử lý thông tin
- Các ứng dụng phần mềm khách sạn, phần mềm kết toán có liên quan
- Nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực
Câu hỏi phỏng vấn quản lý nhà hàng thường gặp
1. Bạn biết gì về nhà hàng chúng tôi?
Đây là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn quản lý nhà hàng nhất. Trước khi đến phỏng vấn, hãy xem website, fanpage, đọc review trên mạng để biết được những thông tin cơ bản nhất về quy mô, phong cách và định hướng phát triển của nhà hàng mà bạn đang ứng tuyển.
2. Tại sao bạn muốn trở thành quản lý tại nhà hàng của chúng tôi?
Ngành Nhà hàng tương đối nhỏ và gắn kết, vì thế khi bạn nộp hồ sơ vào một nhà hàng cụ thể, bạn được kỳ vọng là sẽ hiểu rõ về nhà hàng. Bạn nên biết một chút về công việc, văn hóa và khách hàng của nhà hàng.
Khi trả lời câu hỏi này, hãy trả lời càng chi tiết càng tốt. Nói về
– Điểm đặc biệt mà nhà hàng làm trong việc phục vụ khách hàng và đào tạo nhân viên.
– Bạn có thể sử dụng những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bạn như thế nào để làm việc cho nhà hàng.
3. Nếu trở thành quản lý nhà hàng chính thức, bạn sẽ làm điều gì đầu tiên?
Kể cả khi bạn chưa biết chắc chắn mình nên làm gì, thì cũng có thể khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tạo dựng hình ảnh mới cho nhà hàng trên các nền tảng online,…
4. Với vai trò là người quản lý, bạn sẽ làm gì để tạo động lực làm việc cho nhân viên trong nhà hàng?
Là một người quản lý, tôi tin rằng sự gắn bó, động viên kịp thời chính là chìa khóa tạo động lực cho nhân viên. Tôi tin rằng tạo động lực có thể đến từ những việc nhỏ nhất là như là một lời khen, lời khiển trách kịp thời, tạo những phần thưởng “nóng” để các nhân viên gia tăng sự cạnh tranh, từ đó thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn.
5. Hãy thử đề xuất một giải pháp để giảm chi phí vận hành cho nhà hàng.
Quản lý cửa hàng phải theo sát mọi hoạt động của nhà hàng. Nếu như đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thì bạn có thể đề xuất một số giải pháp giảm chi phí như thương lượng với nhà cung cấp thực phẩm, đơn vị cho thuê mặt bằng, tận dụng triệt để các nền tảng bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi,…
6. Bạn đã từng phải đưa ra hình phạt nào đó cho nhân viên làm việc trong nhà hàng hay chưa? Lý do là gì?
Một kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý là tại phải tỏ ra mình là người lãnh đạo có uy tín. Trong trường hợp này, hãy giải thích lý do và thể hiện sự tự tin vào quyết định của mình khi đưa ra quyết định phạt hoặc sa thải nhân viên.
7. Có một vị khách đem sản phẩm đã sử dụng rồi đến đổi trả và làm ầm lên với nhân viên của bạn. Bạn sẽ xử lí như thế nào?
Trước hết, tôi sẽ xin lỗi khách vì trải nghiệm chưa tốt khi sử dụng sản phẩm là xoa dịu cơn phẫn nộ của vị khách. Sau đó, tôi sẽ mời vị khách vào phòng nói chuyện riêng để tránh gây ảnh hưởng tới vị khách khác. Tiếp theo, tôi sẽ thuyết phục khách để lắng nghe vấn đề khách gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm, nếu lỗi từ phía nhà sản xuất, cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu lỗi do cách sử dụng của khách, tôi sẽ giải thích cho khách hiểu, hướng dẫn cách sử dụng đúng và đề nghị tặng voucher cho khách để tiếp tục giữ chân khách ghé tới cửa hàng.
8. Giả sử có một món ăn trong menu mà gần như không bao giờ được chọn, bạn sẽ báo cáo với cấp trên bằng cách nào?
Quản lý nhà hàng không chỉ là một team leader giỏi mà còn phải biết cách giao tiếp hiệu quả với cấp trên. Với một món ăn không bao giờ được khách hàng lựa chọn nhưng vẫn tồn tại trong menu, thì bạn sẽ phải vận dụng tất cả khả năng thương thuyết của mình để thuyết phục bếp trưởng và cấp trên thay đổi nó.
9. Thế mạnh của bạn là gì khi làm trong ngành Nhà hàng Khách sạn?
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy nhớ rằng Nhà hàng Khách sạn là một ngành hướng tới khách hàng. Ngoài ra, nó yêu cầu sự nhanh nhẹn và làm việc nhiều giờ liền cũng như việc hiểu rõ nhiệm vụ của bạn.
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng tìm kiếm:
– Kỹ năng phục vụ khách hàng
– Khả năng làm việc dưới áp lực cao
– Khả năng sắp xếp và tập trung vào nhiệm vụ
– Kỹ năng giao tiếp
– Kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề
– Phẩm chất cá nhân
10. Bạn đã bao giờ tranh cãi với đồng nghiệp hoặc cấp dưới về công việc trong nhà hàng hay chưa? Nếu có thì bạn giải quyết mâu thuẫn này bằng cách nào?
11. Bạn quan niệm thế nào về dịch vụ chăm sóc khách hàng trong nhà hàng?
12. Làm thế nào để xoa dịu một khách hàng đang vô cùng tức giận do một sai sót không đáng có của nhân viên cấp dưới của bạn?
13. Đối với bạn thì quyết định nào trong sự nghiệp là khó khăn nhất? Tại sao bạn lại quyết định như vậy?
14. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
15. Bạn có chắc mình sẽ hoàn thành tốt mọi công việc được nêu trong bản mô tả công việc hay không?
16. Với tư cách là một quản lý nhà hàng, bạn sẽ làm gì để đảm bảo doanh thu của nhà hàng sẽ tăng qua các năm?
17. Giả sử trong quá trình làm việc, bạn phát hiện ra một nhân viên phục vụ của mình có những lời lẽ thô lỗ với khách hàng. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?
18. Chăm sóc khách hàng là kỹ năng quan trọng nhất đối với một quản lý nhà hàng. Vậy bạn có tự tin với kỹ năng này của mình?
19. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn cho vị trí quản lý này?
20. Mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì?