Câu trả lời chính xác nhất: Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng gồm các loại như sau:
– Trường tuyến tính là tập hợp các từ vựng nằm trên trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tại trục đó.
– Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:
+ Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.
+ Trường biểu niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu niệm.
– Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.
Ví dụ: Trường từ vựng “Hoạt động của con người” bao gồm các trường nhỏ hơn:
+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…
+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, nếm, nghe, sờ…
+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, vắt …
Để hiểu rõ hơn về trường từ vựng, Toptailieu mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.
1. Trường từ vựng là gì?
– Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp (khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ…), từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt).
– Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa.
Một số ví dụ:
+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng,…
+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết,…
>>> Tham khảo: Ví dụ về sự phát triển của từ vựng?
2. Các loại trường từ vựng? Ví dụ về trường từ vựng
Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng gồm các loại như sau:
– Trường tuyến tính là tập hợp các từ vựng nằm trên trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tại trục đó.
– Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:
+ Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.
+ Trường biểu niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu niệm.
– Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.
Ví dụ: Trường từ vựng “Hoạt động của con người” bao gồm các trường nhỏ hơn:
+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…
+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, nếm, nghe, sờ…
+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, vắt …
3. Một số đặc điểm của trường từ vựng
– Trước hết, cần hiểu mỗi trường từ vựng là một hộ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn.
– Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa.
– Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,…) trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn – chính là chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác). Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.
4. Một số bài tập về trường từ vựng
Câu 1: Đọc văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”
Trả lời: Những từ ngữ thuộc trường từ vựng ruột thịt trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng đó là: Thầy, mẹ, em , mợ, cô, cháu, mợ, em bé, anh, em, con, bà, cậu.
Câu 2: Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:
a) lưới, nơm, câu
b) tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ
c) đá, đạp, giẫm, xéo
d) buồn vui, phấn khởi, sợ hãi
e) hiền lành, độc ác, cởi mở
g) bút máy, bút bi, phẩn, bút chì
Trả lời:
Tên trường từ vựng |
Dãy từ |
Dụng cụ đánh bắt thủy sản | lưới, nơm, câu |
Dụng cụ để đựng | tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ |
Hoạt động của chân | đá, đạp, giẫm, xéo |
Trạng thái tâm lí | buồn vui, phấn khởi, sợ hãi |
Tính cách | hiền lành, độc ác, cởi mở |
Dụng cụ để viết | bút máy, bút bi, phẩn, bút chì |
Câu 3: Từ ngữ nào trong những từ ngữ sau thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên? Vì sao?
Mưa, hàng hóa, nắng, chiến tranh, gió, lễ hội, tôn giáo, hạn hán, thủy triều, sóng thần, thể thao, động đất, lạm phát, băng giá.
Trả lời:
– Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên: Mưa, nắng, gió, hạn hán, thủy triều, sóng thần, động đất, băng giá.
– Giải thích: Bởi đây là những hiện tượng bản thân nó vốn có, con người không thể tạo ra cũng như chi phối, điều khiển được.
——————————
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về Các loại trường từ vựng? Ví dụ về trường từ vựng. Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.