1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn , được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết và o phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
2. Phương pháp dạy học tích cực môn toán là gì?
Phương pháp dạy học tích cực môn Toán là phương pháp giáo viên sử dụng một nhóm phương pháp giáo dục giúp học sinh xây dựng kỹ năng học Toán theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo nhằm phát triển 5 năng lực học sinh theo những thay đổi môn Toán của chương trình GDPT mới:
- Năng lực tư duy, lập luận Toán họ
- Năng lực mô hình hóa Toán họ
- Năng lực giải quyết vấn đề Toán họ
- Năng lực giao tiếp Toán họ
- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện Toán học
Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ hình thành các năng lực: tư duy và lập luận, mô hình hóa, giải quyết các vấn đề và dụng các phương tiện cùng công cụ của toán học.
3. Hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán
3.1 Về phương pháp dạy học
Thực hiện việc dạy học cần phải phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của học sinh, dạy học theo tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, quan tâm đến nhu cầu, khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh. Tổ chức việc dạy học đi theo hướng kiến tạo, có nghĩa học sinh sẽ là người chủ động tìm kiếm, phát hiện, tự đưa ra suy luận để giải quyết vấn đề.
Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Môn Toán Phổ Biến Và Hiệu Quả
Linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có sự kết hợp với kỹ thuật dạy học truyền thống. Bên cạnh hoạt động học tập ở trên lớp, có thể cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, để có cơ hội vận dụng kiến thức toán học vào trong thực tế.
3.2 Về đánh giá kết quả
Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán, chúng ta cũng cần phải đổi mới về cách đánh giá kết quả. Cần kết hợp đánh giá của giáo viên bộ môn toán, tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên bộ môn khác. Thực hiện đúng mục tiêu của đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh khi học môn toán.
Khuyến khích giáo viên nên sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá hoặc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá. Có thể kết đến như quan sát quá trình học tập, làm bài trắc nghiệm, câu hỏi vấn đáp, thực hiện dự án, bài tập thực hành… Đồng thời nên lựa chọn phương pháp phù hợp với năng lực toán học của từng đối tượng học sinh khác nhau.
3.3 Về phương tiện dạy học
Đảm bảo giáo viên giảng dạy được sử dụng các phương tiện dạy học ở mức tối thiểu. Kết hợp phương tiện dạy học truyền thống với thiết bị dạy học tự làm, và các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy học. Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ tìm kiếm internet để tìm tòi, khám phá thêm nhiều kiến thức về toán học.
4. Các phương pháp dạy học tích cực môn Toán Tiểu học
4.1 Phương pháp trực quan
Là phương pháp dạy học Toán giúp cho học sinh nắm được kiến thức môn Toán dựa trên các hoạt động trực quan để trẻ được quan sát trực tiếp các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh. Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý đồ dùng trực quan phải có màu sắc nổi bật, rực rỡ và đảm bảo được tính phong phú, đa dạng để làm mẫu sinh động cho trẻ.
4.2 Phương pháp gợi mở – vấn đáp
Phương pháp gợi mở – vấn đáp là phương pháp dạy học toán bằng cách đặt ra hệ thống các câu hỏi để học sinh tự tư duy, suy luận và đưa ra được đáp án. Các câu hỏi được đặt ra đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, gợi mở suy nghĩ cho học sinh, là câu hỏi mở chứ không phải câu hỏi chỉ cần trả lời có/không hoặc đúng/sai.
Các phương pháp dạy học tích cực môn Toán Tiểu học
4.3 Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Đây là phương pháp dạy Toán qua việc nêu ra các tình huống có vấn đề trong Toán học, sau đó đưa ra một vài gợi ý để học sinh chủ động phát hiện vấn đề, phải tự giác vận dụng tư duy, thảo luận, tích cực đưa ra các ý kiến để giải quyết vấn đề thông qua đó đạt được mục tiêu học.
Ví dụ: Diện tích hình chữ nhật là chiều dài nhân chiều rộng. Vậy tại sao khi tính diện tích hình tam giác vuông ta lại lấy chiều dài cạnh đáy nhân chiều cao chia 2. Đây là một số vấn đề có thể nêu ra cho học sinh giải quyết.
4.4 Phương pháp luyện tập thực hành
Phương pháp dạy Toán thông qua tổ chức cho các em giải quyết nhiệm vụ hay các bài tập để tự bản thân học sinh khắc sâu kiến thức đã học hoặc phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức đó làm tính giải toán và áp dụng thực tế.
5. Đổi mới lập kế hoạch dạy môn toán
5.1 Chuẩn bị lập kế hoạch
- Kế hoạch dạy học phải tự lập chứ không dùng chung giáo án mẫu giống như trướ
- Giáo viên phải có thái độ cầu tiến, sự tâm huyết và đổi mới trong kế hoạch dạy môn toá Ở mỗi bài dạy nên có một mục về kinh nghiệm thành công, nội dung bài học cần điều chỉnh và nhận xét học sinh để lấy đó làm cơ sở kiểm tra, đánh giá theo thông tư 22.
- Kế hoạch dạy môn toán chính là nội dung về cách tổ chức, hướng dẫn học sinh được giáo viên ghi lại trong một tiết họ Nó hoàn toàn không phải là bài soạn về nội dung học mà giáo viên sẽ truyền dạy cho học sinh.
- Kế hoạch là cách tổ chức, hướng dẫn học sinh trong mỗi tiết học
5.2 Yêu cầu của kế hoạch dạy học
- Có kiến thức
- Có kỹ năng
- Giáo dục phát triển
- Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cơ bả
- Yêu cầu của nội dung, mục tiêu, chương trình dạy học phải đáp ứng được 2 nhiệm vụ cơ bản: phổ cập kiến thức cho tất cả học sinh trong lớp và phát triển với đối tượng học sinh học tốt hơ
5.3 Quá trình tổ chức dạy – học
Quy trình cần phải thể hiện được phương pháp đặc trưng, trọng tâm và phương pháp phối hợp:
- Hoạt động của thầy và trò trong lớp học bao gồm hình thức hoạt động như thế nào? Giải quyết vấn đề gì? Yêu cầu nhiệm vụ là gì?,…
- Hình thức tổ chức các hoạt động (chia nhóm, độc lập, trò chơi học tập,…) cần phải tập trung vào các phương pháp chủ yếu và đặc trư
- Thể hiện được sự đồng bộ trong hoạt động của giáo viên và học sinh, sự tương tác giữa các hoạt động, sự hợp tác trong quá trình làm việc, hỗ trợ hoạt động của cá cá nhân, các nhóm và tập thể lớ
6. Cấu trúc kế hoạch dạy – học môn toán
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán buộc giáo viên phải tuân theo cấu trúc kế hoạch dạy, chỉ có như thế mới phát huy hiệu quả tốt nhất cho hoạt động dạy và khám phá kiến thức của học sinh.
Để phát huy hiệu quả dạy và học toán, cần phải đảm bảo thực hiện theo cấu trúc dạy – học môn toán
Cấu trúc kế hoạch dạy – học môn toán bao gồm:
6.1 Hoạt động 1: Hoạt động sư phạm hoặc khởi động và kết nối
- Giáo viên tổ chức, xây dựng môi trường học tậ Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị tinh thần cho học sinh để bắt đầu học môn toán.
- Tổ chức hoạt động kiểm tra bằng cách lồng ghép kiến thức mới và cũ hoặc hỏi về kiến thức cũ, đánh giá nhiệm vụ học tập của học sinh một cách toàn diện về kiến thức và cả kỹ nă
- Thực hiện việc kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ việc dạy học, giới thiệu về bài học mớ
6.2 Hoạt động 2: Khám phá
- Giáo viên hỗ trợ học sinh trong việc khám phá kiến thức của bài học mớ
- Ở hoạt động khám phá, vai trò của giáo viên rất quan trọ Cần phải lên một bản kế hoạch bao gồm tiến trình dạy học, phương pháp giảng dạy chủ yếu, hoạt động giáo viên và học sinh trong lớp, phương tiện, công cụ sử dụng,…
6.3 Hoạt động 3: Luyện tập cơ bản
- Mục đích của hoạt động này là tạo nên sự kết nối giữa các kiến thức vừa mới khám phá được với luyện tập cơ bả
- Ở hoạt động này, giáo viên giữ vai trò chỉ đạo:Đưa ra nhiệm vụ tổng quát và các yêu cầu để học sinh thực hiệ
- Tìm hiểu kỹ về đề bài và đưa ra phương pháp giả
- Trao đổi giữa thành viên trong nhóm về cách làm, đánh giá cách làm của nhau.
- Báo cáo lại kết quả làm việc của nhó
6.4 Hoạt động 4: Luyện tập thực hành
- Mục đích của hoạt động này là hỗ trợ các em học sinh có thể vận dụng những kiến thức, những kỹ năng đã khám phá ở hoạt động 2 và hoạt động 3 vào những tình huống khác nhau với mức độ cao hơ
- Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ, các yêu cầu để học sinh thực hiệ
6.5 Hoạt động 5: Sau tiết học
- Mục đích là mang đến các cơ hội để các em học sinh có thể gắn kết nội dung đã được học trên lớp vào trong các hoạt động thực tế của cuộc số Từ đó, giúp các em học được cách tự lực, thích ứng hoặc tự mình xây dựng nên các kế hoạch hợp tác với những đối tượng khác.
- Để thực hiện được hoạt động này, giáo viên nên đưa ra các bảng chỉ dẫn để giải quyết công việc
Toán học là bộ môn quan trọng trong chương trình giảng dạy của các cấp học. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán sẽ có tác động rất lớn trong việc hình thành khả năng tư duy, năng lực toán học của các em học sinh.