Cách xếp loại học lực cấp 3

Hướng dẫn xếp loại học sinh THPT

Trong hoạt động giáo dục, xếp loại học lực là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực của học sinh. Vậy cách xếp loại học lực cấp 3 hay còn gọi là học sinh THPT như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

1. Cách xếp loại học lực cấp 3 như thế nào?

Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, năng lực học tập của học sinh được đánh giá qua nhiều thang điểm khác nhau như thang điểm 10, thang điểm 4, thang điểm chữ.. Tuy nhiên, với cấp học THPT, thang điểm 10 được áp dụng phổ biến. Vậy thang điểm 10 là gì và cách xếp loại học lực cấp 3 theo thang điểm 10 như thế nào?

Thang điểm 10 là thang điểm trong đó điểm số của học sinh được quy định từ 0-10. Tại Việt Nam, thang điểm 10 được quy định trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THPT (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tiêu chuẩn xếp loại học lực của học sinh theo học kỳ và cả năm theo thang điểm 10 được quy định như sau:

*Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có một trong 2 môn Toán, Ngữ Văn từ 8,0 trở lên

Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.

*Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh Trung học phổ thông chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông không chuyên thì có một trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên. Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.

*Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh Trung học phổ thông chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông không chuyên thì có một trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;

*Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 là loại yếu và kém

Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

Loại kém: Các trường hợp còn lại.

Công cụ tính điểm trung bình cả năm

2.Cách xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT

Về hạnh kiểm, học sinh được đánh giá và xếp thành 5 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn cụ thể như sau:

*Loại tốt

Học sinh được xếp loại tốt về hạnh kiểm khi có nhận thức đúng và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh, có ý thức trách nhiệm cao đối với học tập, rèn luyện đạo đức , nếp sống và rèn luyện thân thể. Đồng thời, học sinh có tiền bộ không ngừng, đạt kết quả cao trong học tập về tất cả các mặt.

*Loại khá

Những học sinh đạt mức trên trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học sinh, thể hiện qua các mặt rèn luyện đạo đức, học tập, lao động, rèn luyện thân thể cũng như hoạt động xã hội.. hay trong các mặt trên có mặt đạt loại tốt song có mặt chỉ đạt mức trung bình đều được xếp loại hạnh kiểm khá.

*Loại trung bình

Được xếp loại trung bình về hạnh kiểm là những học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm nhưng còn chậm, không đều, chưa vững chắc và có kết quả học tập ở mức trung bình. Bên cạnh đó, học sinh còn mắc một số khuyết điểm song ít nghiêm trọng, chưa thành hệ thống, khi được đóng góp ý kiến biết nhận ra khuyết điểm nhưng sửa chữa còn chậm.

*Loại yếu

Xếp loại hạnh kiểm yếu là những học sinh không đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn trên, có biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong những điểm đã quy định trong loại trung bình.

*Loại kém

Học sinh có biểu hiện sai trái, nghiêm trọng và bị kỷ luật ở mức đuổi học một năm đều xếp hạnh kiểm kém.

3.Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực:

3.1 Cách tính điểm:

a.Điểm trung bình học kỳ (ĐTB HK)

  • Điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTB kt) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số (không tính điểm kiểm tra học kỳ).
  • Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của 2 lần điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTB kt) và điểm kiểm tra học kỳ (ĐKT hk):

Cách xếp loại học lực cấp 3

 

 

Điểm trung bình các môn học kỳ: Là trung bình cộng của các ĐTB mhk sau khi đã tính hệ số.

b.Điểm trung bình cả năm (ĐTB mcn) là trung bình cộng của ĐTB mhkI với 2 lần ĐTB mhkII

Cách xếp loại học lực cấp 3 (ảnh 2)

 

 

 

 

 

3.2 Tiêu chuẩn xếp loại học lực:

  • Loại giỏi: ĐTB các môn đạt từ 8 trở lên, không có ĐTB nào đạt dưới 6,5.
  • Loại khá: ĐTB các môn đạt từ 6,5 đến 7,9, không có ĐTB nào đạt dưới 5,0.
  • Loại trung bình: ĐTB các môn đạt từ 5 đến 6,4, không có ĐTB nào đạt dưới 3,5.
  • Loại yếu: ĐTB các môn đạt từ 3,5 đến 4,9, không có ĐTB nào đạt dưới 2,0.
  • Loại kém: các trường hợp còn lại.

Nếu do điểm trung bình của 1 môn quá kém là cho học sinh bị xếp loại học lực xuống từ 2 bậc trở lên thì học sinh được chiếu cố chỉ xuống 1 bậc.

4.Cách xét công nhận danh hiệu học sinh

Căn cứ khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT việc xét công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến được quy định như sau:

– Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.

– Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

– Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

Như vậy, việc công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến sẽ được căn cứ vào xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh. Học sinh phải đồng thời đạt hạnh kiểm tốt và học lực giỏi thì mới đạt học sinh giỏi. Các trường hợp học lực giỏi nhưng hạnh kiểm khá hoặc học lực khá hạnh kiểm tốt thì chỉ được học sinh tiên tiến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.