Bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập “Trăng non” (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu. Hai câu thơ cuối là hai câu nổi bật nhất của bài thơ, vậy nên, hãy cùng Toptailieu “Cảm nhận 2 câu thơ cuối bài Mây và Sóng?” nhé!
Cảm nhận hai câu thơ cuối bài “Mây và Sóng”- Mẫu 1
Trong kho tàng văn học của nhân loại đã có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Ta đã biết những tác phẩm như Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò… Bên cạnh những tác phẩm rất quen thuộc đó còn có bài thơ Mây và sóng của Ta-go – một tác phẩm thơ nói lên tình mẫu tử bao la, rộng lớn của một đại thi hào Ấn Độ.
Sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.
Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ:
“Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.”
Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hoà cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.
Với kết cấu lặp lại giữa hai phần nhưng tác phẩm không vì thế mà trở nên nhàm chán. Ngược lại, tác phẩm càng thêm sức lôi cuốn bởi tác giả Ta-go đã khéo léo tạo ra thêm thử thách thứ hai cho em bé. Chính điều đó đã tạo ra tình cảm mẫu tử trong bài thơ này, một tình cảm trong gian lao, thử thách càng thêm bền chặt. Cùng với đó, Ta-go đã tinh thế chọn ra những hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển để làm biểu tượng cho thiên nhiên. Những hình ảnh biểu tượng đó được nhân hoá lên có tâm hồn, tiếng nói khiến cho chúng thêm phần sống động trước mắt người đọc. Giọng điệu thiết tha, sâu sắc của một người con với mẹ của mình.
>>> Tham khảo: Cảm nhận 2 câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất /Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cảm nhận hai câu thơ cuối bài “Mây và Sóng”- Mẫu 2
Hai câu thơ cuối bài thơ “Mây và sóng” của nhà thơ Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go đã đem đến cho em những rung động sâu sắc. Đặc biệt, em ấn tượng với ba câu cuối của bài thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ/ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Đó là những câu thơ giàu hàm súc và giàu triết lí. Mẹ là bến bờ ôm con vào lòng và con hạnh phúc khi được vui chơi, “cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Bằng ngôn ngữ tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã khắc họa tình cảm yêu thương chân thành, tha thiết của em bé đối với mẹ. Điệp từ “lăn” được sử dụng khiến chúng ta hình dung đến hình ảnh những con sóng lăn vào bờ, gợi lên hình ảnh một em bé tinh nghịch đang vui chơi bên mẹ. Dù con ở nơi đâu, con cũng luôn gắn với hình bóng của mẹ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Qua ba câu thơ cuối bài thơ “Mây và sóng”, nhà thơ đã cho chúng ta thấy tâm hồn phong phú, sự tài năng, lòng hiếu thảo và tình cảm yêu mến của nhà thơ với thiên nhiên.
Cảm nhận hai câu thơ cuối bài “Mây và Sóng”- Mẫu 3
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
Câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Mẹ là bến bờ để ôm con sóng vào lòng. Lúc “con cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa bao điều. Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Đây là một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong Mây và sóng rất yêu thương mẹ hiền.
Cảm nhận hai câu thơ cuối bài “Mây và Sóng”- Mẫu 4
“Mây và sóng” là một bài thơ rất hay và giàu ý nghĩa của Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go, trong đó, hai câu thơ cuối bài đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Các câu thơ giàu ý nghĩa đã bộc lộ tình cảm của em bé đối với mẹ. Bến bờ và sóng luôn không thể tách rời. Mẹ là bến bờ kì lạ và em bé hạnh phúc khi được vui chơi, được lao vào vòng tay của mẹ:
“Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.”
Điệp từ “lăn” được lặp lại ba lần gợi lên hình ảnh những con sóng xô vào bờ và nhấn mạnh sự hạnh phúc khi con được vui chơi, được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ. Khác với “Mây và sóng” chỉ đi chơi một mình, em bé luôn gắn bó với mẹ dù ở bất kì nơi đâu “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Bằng ngôn từ sinh động, hấp dẫn và trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã khắc họa tình cảm yêu thương của em bé đối với mẹ. Qua hai câu thơ cuối bài, ta có thể thấy được niềm hạnh phúc của em bé trong bài thơ là niềm hạnh phúc khi được ở sống dưới sự yêu thương, chăm sóc của mẹ. Bài thơ “Mây và sóng” khiến ta có những rung động sâu sắc về tình yêu, lòng hiếu thảo của em bé đối với mẹ.
—————————–
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi “Cảm nhận 2 câu thơ cuối bài Mây và Sóng?”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.