Câu trả lời chính xác nhất: “Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của quản trị Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu vạn vật thiên nhiên, ý thức sáng sủa của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm. Dưới đây là một số đoạn văn mẫu cảm nhận về 2 câu thơ cưối của bài “Ngắm trăng” mà Toptailieu mang đến cho các bạn.
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm “Ngắm trăng”
a) Tác giả
Vài nét về tiểu sử
– Hồ Chí Minh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 – mất ngày 2 tháng 9 năm 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.
– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
– Quan điểm sáng tác
Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực đời sống, và phải giữ tình cảm chân thật; nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều nay được thể hiện rất rõ trong cả lối sống và văn chương của Người.
Hồ Chí Minh đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó có những áng văn chính luận giàu sức sống thực tế, sắc sảo về chính kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời.
– Phong cách nghệ thuật
Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn, có giá trị bền vững.
Là người có vốn hiểu biết sâu rộng, uyên thâm, nhiều tác phẩm của Người không những mang ý nghĩa sâu xa mà còn mang giá trị nghệ thuật to lớn. Không chỉ thành công ở một đề tài hay một thể loại văn học đặc thù nào, Hồ Chí Minh có rất nhiều tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật thuộc những thể loại khác nhau mà những tác giả khác khó mà có được.
b) Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
– Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
Bố cục
– Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
– Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
Giá trị nội dung
– Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị
– Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ
– Ngôn ngữ lãng mạn
– Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành
>>> Tham khảo: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” hay, ngắn nhất
2. Cảm nhận 2 câu thơ cuối bài “Ngắm trăng”
Mẫu số 1:
”Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này.
Mẫu số 2:
Nhắc đến bài thơ ”Ngắm trăng”, ta không thể không nhắc đến tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác.
‘Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ’
Giọng thơ nhẹ nhàng, hai câu thơ sử dụng phép đối trong từng vế câu và giữa 2 câu. Hai câu thơ đã làm nổi bật tình cảm gắn bó giữa người tù – thi sĩ với vầng trăng. Người ngắm trăng, trăng cũng mải mê ngắm người, người và trăng trở thành tri kỉ, tri âm. Người và trăng chủ đông tìm đến nhau để cùng chia sẻ, cùng giao hoà. Ôi vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mới đẹp làm sao! Tóm lại hai câu thơ cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó làm nổi bật phong thái ung dung , tinh thần lạc quan, chất chiến sĩ kết hợp chất thi sĩ trong con người Bác.
——————————-
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Cảm nhận 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Ngắm trăng”. Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.