Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp “một mùa xuân nho nhỏ của mình” vào mùa xuân lớn của dân tộc. Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ học sinh giỏi sẽ giúp cho ta thấy rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước ấy.

1. Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ học sinh giỏi

a. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

– Dẫn dắt vào khổ thơ đầu

b. Thân bài

* Vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ Huế.

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”

– Xuất hiện những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân: bông hoa tím biếc, chim chiền chiện

– Những hình ảnh tuy bình dị nhưng rất đỗi thơ mộng và nên thơ

– Là một bức tranh hài hòa với đầy đủ màu sắc và âm thanh

* Cảm xúc của tác giả khi bắt gặp vẻ đẹp của mùa xuân

“Mọc giữa dòng sông xanh”: từ mọc thể hiện sự ngạc nhiên, phấn khích của tác giả khi bắt gặp một bông hoa tím biếc giữa dòng sông

– Từ “ơi”, “chi”, “gọi” thể hiện những cảm xúc của dâng trào của Thanh Hải khi bắt gặp những cảnh đẹp nên thơ

* Đặc sắc nghệ thuật được dùng trong khổ thơ đầu

– Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

– Sử dụng những từ ngữ bình dị mà vẫn tạo nên bức tranh nên thơ và lãng mạn

– Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, chưa đựng những tình cảm của mình vào trong đó

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên những cảm xúc của bản thân thông qua khổ thơ trên.

2. Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ học sinh giỏi

Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ học sinh giỏi

Một con người, khi đi đến cuối cùng của sự sống, cái họ trông thấy chính là sự u ám và cô đơn của tuổi già. Vậy mà cũng trong những ngày cuối đời, nhà thơ Thanh Hải lại làm chúng ta bất ngờ trước một tâm hồn nồng nhiệt trẻ trung của tác giả. Điều này được biểu hiện qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của ông. Và ngay đoạn đầu đã mở ra cho chúng ta một bức tranh tươi sáng, tràn đầy sức sống mùa xuân.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

Ôi! Thiên nhiên trong mắt nhà thơ mới đẹp làm sao! Bức tranh xuân xinh đẹp ấy chỉ vọn vẹn trong sáu câu nhưng lại được tác giả dùng cả ba giác quan cảm nhận. Đó chính là thị giác, những màu sắc sặc sỡ của ngày xuân. Là khứu giác, tiếng chim ca lảnh lót vang trời. Là xúc giác, từng giọt sương long lanh mát lạnh. Những màu sắc, hình ảnh và âm thanh được tác giả kết hợp hài hoà và sống động. Không gian được mở rộng cả về chiều cao và chiều rộng. Nhìn lên cao, đó chính là bầu trời trong xanh vời vợi. Đưa mắt ra xa chính là dòng sông biêng biếc rộng và dài vô tận.

Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh hình ảnh đơn độc của bông hoa tím giữa dòng sông xanh rộng lớn. Tuy nhiên, hình ảnh không mang vẻ đơn độc mà còn gây cảm giác mạnh với thị giác người đọc. Bông hoa bất chấp quy luật, không mọc lên ở bờ cỏ mà đơn phương sinh trưởng trên dòng sông rộng lớn. Đó chính là một điểm đặc trưng của mùa xuân, mùa mà vạn vật sinh trưởng, trỗi dậy. Bông hoa xinh đẹp từ từ nở rộ, tán lá sà trên mặt nước, xinh đẹp và kiêu sa.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

Điểm giữa cảnh tĩnh ban đầu chính là tiếng hót. Chú chim chiền chiện phá vỡ sự tĩnh lặng cả bức tranh bằng tiếng hót lanh lảnh vang trời. Điều đó càng làm cho bức tranh trở nên sống động như thật, hoàn thiện thêm cho bức tranh xuân vốn đã xinh đẹp. Tiếng hót bất ngờ ấy cũng làm cho nhà thơ ngạc nhiên mà thốt lên rằng:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”

Cảnh vật như chuyển đổi và cô đọng lại, trở thành “giọt long lanh”, tác giả hứng lấy sự xinh đẹp đó của đất trời ngày xuân. Đó là sự chuyển hình mạnh mẽ từ âm thanh (tiếng chim hót) sang hình khối mà ta trực tiếp cảm nhận được (giọt long lanh). Bởi vậy, lần này không chỉ bằng một bộ phận nữa, mà tác giả như dùng cả tâm hồn và cơ thể để cảm nhận nó: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Câu thơ này lột tả rõ nét cảm xúc say sưa ngây ngất giữa đất trời mùa xuân, vừa là khát vọng cháy bỏng của nhà thơ với sự sống. Thanh Hải mong muốn được trực tiếp hoà mình vào không gian, khoảnh khắc mùa xuân đẹp đẽ nhất.

Tổng quát trong cả đoạn thơ, Thanh Hải sử dụng gam màu tươi sáng và rực rỡ như xanh lam của dòng sông, tím biếc của bông hoa, xanh trong của bầu trời,…Nhạc điệu của bài thơ cũng sống động và vui tươi với tiếng chim hót vang, những từ ngữ ngọt ngào như “ơi”, “chi”,… đặc trưng của xứ Huế. Bằng những viếc đó, tác giả thể hiện cảm xúc của bản thân, sự thích thú và say mê đối với cảnh vật nơi đây.

Không quá nồng nhiệt hay bí ẩn, chỉ với những hình ảnh đơn giản chúng ta dễ dàng thấy được, nhưng Thanh Hải lại làm cho ta “bất ngờ” về những cảnh vật tưởng chừng đơn giản đó. Khổ đầu cũng chính là bức tranh xứ Huế đầy yêu kiều, có hình ảnh, có màu sắc và âm thanh. Mùa xuân vốn hào phóng, là mùa vạn vật sinh trưởng, sức sống căng tràn. Tác giả đã vui vẻ đón nhận mùa xuân bởi cả tâm hồn và cơ thể của mình, thực sự đắm chìm trong đó.

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ học sinh giỏi Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.