Những ai yêu văn học, chắc các bạn nào cũng biết đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ với hình ảnh nhân vật Mị – một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu sô phận éo le cũng với hoàn cảnh éo le đó ta biết đến chàng Chí Phèo bị xã hội chèn ép. Trong bài viết này Toptailieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Cảm nhận quá trình thức tĩnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo học sinh giỏi hay và chính xác nhất.

1. Dàn ý cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo học sinh giỏi

Mở bài

– Giới thiệu chủ đề cần cảm nhận, phân tích.

– Dẫn vào đề cảm nhận nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo

Thân bài

Quá trình thức tỉnh của Mị

* Trước khi gả vào nhà Thống lí

– Mị là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, siêng năng làm lụng nhưng buộc trở thành người con dâu gạt nợ cho gia đình thống lí.

– Mị đã từng thống khổ vô vọng chỉ muốn ăn lá ngón để chết đi cho đỡ khổ, nhưng nghĩ tới cha già Mị lại ko đành lòng chết, chỉ đành cắn răng chịu đựng

– Cô trở thành trơ lì, không còn thiết tha gì tới cuộc sống, không còn biết thế nào là đớn đau, khổ sở, tâm hồn Mị trở thành nguội lạnh như tro tàn, cô thu mình vào một chiếc vỏ bọc cứng.

* Sự thức tỉnh của Mị

– Khởi nguồn từ tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân, Mị bỗng thấy yêu đời, Mị lặng lẽ nhớ về những ký ức vui vẻ ngày chưa về làm dâu nhà thống lý Pá Tra.

– Mị uống rượu, uống ừng ực từng bát, Mị lấy lá thổi lên những điệu nhạc vui tươi, yêu đời.

– A Sử về trói Mị lại, nó không cho Mị được đi chơi, Mị vẩn vơ nghĩ về một người phụ nữ trong nhà này đã từng bị trói cho tới chết, Mị mới giật thột sợ hãi.

=> Sự đớn đau, nỗi sợ hãi chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống tiềm tàng của Mị, Mị ko muốn chết ngay tại đây, ngay hiện thời, Mị vẫn còn khát khao những hạnh phúc thanh xuân, khát khao tự do mãnh liệt.

– Sự xuất hiện tơi tả của A Phủ đã chỉ cho Mị một lối thoát đầy kỳ vọng

– Mị đã bất chấp liều mình chạy theo A Phủ, tự trả lại tự do cho bản thân, hướng về một cuộc đời mới, thoát khỏi cái nhà tù gian ác, tuyệt vọng đấy.

=> Bộc lộ những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý đó là sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sự phản kháng mạnh mẽ, khát khao tự do, hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn.

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo

* Hoàn cảnh của Chí Phèo

– Sống với thân phận mồ côi trôi nổi tới 20 tuổi với những ước vọng tươi đẹp, thì lại bị tống vào tù chỉ vì sự lăng loạn của một người phụ nữ và sự ghen tuông tuông của một gã đàn ông bất lực sợ vợ.

– Bảy tám năm sau cái nhà tù thực dân đấy đã trả lại cho làng Vũ Đại một tên lưu manh với ngoại hình gớm guốc.

– Trượt dài trong sự tha hóa, Chí Phèo trở thành tay sai của Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

* Sự thức tỉnh của Chí Phèo

– Thức tỉnh lần đầu:

+ Nhờ Thị Nở, nhờ mối tình kỳ lạ với người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn, thị đã cho hắn sự quan tâm, ấm áp của một người mẹ, một người phụ nữ có tâm hồn đẹp bằng bát cháo hành bốc hơi ngun ngút

+ Chí Phèo bỗng nhìn thấy bản thân đã bước sang phía bên kia của cuộc đời, hắn đã già, thân thể đã khởi đầu suy sụp, hắn ko sợ chết nhưng lại sợ sống một cuộc đời độc thân, lay lắt.

+ Nhớ lại những ước mơ thuở đôi mươi, có một gia đình đầm ấm, chồng cày thuê vợ dệt vải, nuôi lợn, sắm đất.

=> Hắn khát khao hạnh phúc, muốn xây dựng gia đình với thị Nở và thị sẽ là cây cầu đưa hắn về với toàn cầu nhân loại, để hắn hoàn lương và sống một cuộc đời mới.

– Thức tỉnh lần hai:

+ Thành kiến gay gắt của xã hội qua lời của bà cô Thị Nở “Đàn ông đã chết hết hay sao nhưng lại đâm đầu đi lấy một thằng ko cha. Người nào lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ”.

+ Lời nói đay nghiến đấy đã giáng một đòn chí mạng vào Chí Phèo, khiến hắn tỉnh mộng, ý thức thật rõ ràng về thân phận về cái số kiếp chất chồng đầy thảm kịch và tội tình của mình.

=> Lựa chọn cách giải thoát cho bản thân để giữ lại những thiên lương tốt đẹp còn sót lại trong người hắn. Hắn giết mổ chết Bá Kiến, đồng thời tự tử để kết thúc một đời đầy xấu số đau thương và đầy tội tình của mình.

Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

Cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo học sinh giỏi

2. Cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo học sinh giỏi

Đất nước Việt Nam ta có được hòa bình như ngày nay, quá khứ đã trải qua hàng ngàn năm chông giặc. Trong quá trình đó, đắt nước không chỉ có mùi khói và bom đạn, sự nổi dậy của bọn cằm quyền trong nước mà người dân còn phải đối mặt với sự bốc lọt tàn bạo. Có rất nhiều nhà văn sáng tác các tác phẩm phản ánh cuộc sống con người lúc bấy giờ, tiêu biểu là nhà văn Tô Hoài và Nam Cao với hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Chí Phèo”. Truyện nói về cuộc đời hai nhân vật Mị và Chí Phèo đầy những nghịch cảnh và sự vươn lên tìm lại chinh mình, ánh sáng trong cuộc đời của họ.

Mị là một cô gái đẹp người, đẹp nết, hiếu thảo yêu thương gia đình, phải can chịu về “làm dâu gạt nợ trong nhà Thống Lý Pá Cha”. Sống trong nhà Thống Lý, Mị bị đối xử còn không bằng con trâu, con bò, làm việc từ sáng đến tối, “mỗi năm, mỗi mùa, công cuộc lập đi lập lại, bẻ bắp, bung ngô, hái thuốc lúc nào cũng buộc sợi đai vào cánh tay để ước thành sợi”. Cái buồng Mị nằm chỉ có một lộ nhỏ bằng năm tay ở nhận ánh sáng, “Mị sống lầm lũi, như con rùa nuôi trong xó cửa”. Chí Phèo là một người thanh niên nghèo, ở đợ cho nhà Bá Kiến nhưng gì sự ghen tuôn mù quán mà anh bị đẩy vào nhà tù thực dân. Nhưng cái nơi dùng để hướng đạo cho những người từng mắc sai lầm trong cuộc đời ấy, nhà tù thực dân nơi khiếp sợ của bao người. Nó tiếp nhận những người vô tội, rồi trả họ lại với xã hội khi người ta đã bị tha hóa, tha hòa về nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo bị coi là “một con quỷ của làng Vũ Đại”, khuân mặt như con quái vật “vằn dọc, vằn ngang không biết bao nhiêu là sẹo”. Chí trở lại cái xã hội cao thấp này, làm nghề đòi nợ thuê cho nhà Ba Kiến- kẻ thù số một của mình, chuyên đi rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn, “đốt quán” của “bà bán rượu”. Nghịch cảnh hơn là Chí Phèo “bị tước đi quyền làm người của mình”, bị chính gia đình và xã hội xa lánh.

Mị và Chí Phèo đều là những người co xuất thân nghèo khổ, nằm ở đáy của xã hội, bị bọn cường quyền như Bá Kiến và nhà Thống lý bóc lôt từ thể xác đến tinh thần, phá bỏ mọi chuẩn mực đạo đức, chà đạp đến mức tê liệt, đánh mắt chính mình mắt đi khả năng phản kháng. Bên ngoài là những thân hình cạn kiệt sức lực, không ra hình người. Nhưng bên trong những con người bất hạnh ấy là ẩn chứa những hy vọng, một sức sống mãnh liệt. Chỉ cần một thứ gì đó chạm được đến trái tim họ, thì sức sống đó lại một lần nữa có thể trỗi dậy. Điều đó đã được Tô Hoài và Nam cao hiện thực hóa, khi hai nhân vật cuối cùng những tìm lại được chính mình.

Quá trình thức tĩnh của Mị. Mỗi độ xuân sang, không khí đất trời Hồng Ngài trở lên nhộn nhịp, ấm áp “trai gái trong làng tụ tập rủ nhau đánh pao, đánh quay”, trẻ em thì vui đùa đầu ngỏ, cả những chiếc váy hoa đem phơi cho kịp diện ngày tết. Còn Mị thì đang chôn mình trong nhà thống lý, ngày tết nhà thống lý uống rượu Mị cũng uống, Mị cầm chén rượu “uống ực từng bát” uống để Mị say Mị quên hết cái khổ rong cuộc đời Mị, nuốt đi mọi bất hạnh Mị đã chịu. Trong mem say đó, Mị vô tình nghe được “tiếng sáo rủ bạn đi chơi” tâm trí Mị dần thức tĩnh, khơi dậy lòng ham sống tiềm tàng chưa lụi tắt trong Mị.

Mị nghe tiếng sao, nhớ về quá khứ tươi đẹp, ngày xưa Mị thổi sáo rất hay “nhiều trai làng mê thích ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”; nhìn lại mình của hiện tại Mị nhân thức được cái khổ của cuộc sống hiên tại, trong đầu Mị len lói lên suy nghĩ phản kháng tiêu cực thoát khỏi cuộc sống bế tắc “nếu bây giờ có năm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho bằng chết”. Một hồi lâu Mị đã ý thức được khát vọng của mình, Mị muốn đi chơi “như bao người phụ nữ có chồng khác, huống hồ gì Mị và A Sử đâu có tình cảm với nhau”. Mị sắn một miếng mở bỏ vào dĩa đèn, thắp sáng căn phòng tăm tối và thấp sáng cho cuộc đời sặp được giải thoát của Mị. Mị quấn lại tóc, lấy chiếc váy hoa được trao ở góc tủ, Mị đang sửa soạn đi chơi; khao khát tự do, hạnh phúc tuổi trẻ của Mị đã thức tĩnh, lòng ham sống của Mị đã đứng lên phản kháng một cách tích cực dẫn Mị trở về quá khứ. Niềm vui được được bao lâu, Mị đã bị A Sử trói đứng vào chiếc cột, nhưng tâm hôn Mị không bị trói buộc, tâm hồn Mị vẫn đi theo tiếng sáo, Mị chìm vào ảo giác, Mị “vùng bước đi nhưng tay chân đau không thèm nhắc đau đớn về thể xác cho những sợi đai ngay ra. Lúc này Mị không còn nghe tiếng sao, chỉ nghe tiếng nghẹ đạp vạch, cảm thấy cuộc đời mình không bằng con ngựa “đến đêm nó còn được đứng nhai cỏ, ngãi chân”.

Quá trình thức tĩnh của Chí Phèo. Có lẽ, trong cả cuộc đời của Chí Phèo hắn không nghĩ mình sẽ gặp được Thị Nở- một người đàn bà xấu xí, nhưng lại có trái tim vô cùng yêu thương. Một đêm định mệnh là thân xác hai người đã thuộc về nhau. Hôm nay, không như những ngày khác Chí Phèo lần đầu tĩnh dậy, lấy lại được lý trí sau một cơn say, hắn cảm nhận được không gian “tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng anh thuyền chái gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót…”; hắn chợt nhớ về ước mơ của mình, bản thân một người như Chí Phèo cũng có ước mơ trong qua khứ. Hắn mơ về một gia đình nhỏ, rồi nhìn mình của hiện tại một con người đầy tội lỗi lo lăng về tương lai “tuổi già, bệnh tặc và cô đơn”. Lòng hắn như đọng lại, nuối tiếc về những gì đã qua, rồi chính bát “cháo hành” của Thị Nợ đã làm hắn rung động, hắn cảm nhận được tình người, hắn cảm nhận được sự yêu thương, Thị Nợ đã làm trái tim lạnh giá của hắn rùn động và có lẽ hắn đã yêu. Lần đầu tiên trong chừng ấy năm tha hóa, hắn có suy nghĩ và khao khát làm lại cuộc đời, “hướng thiện, thèm lương thiện, muốn hòa nhập với mọi người”. Chí Phèo không còn đập đầu, rạch mặt… biết nói năng một cách nhẹ nhàng, hiền lành với Thị Nở “giá cứ thế này thì thích nhĩ?…”. Nhưng cuộc đời Chí Phèo chắc hẳn đã được định sẵn là như vậy và sẽ kết thúc như vậy. Bá Kiến đã thiêu rượu cuộc đời của hắn, hắn không còn đường để đi, và phải đánh trả bằng cái chết của mình.

Hai nhân vật đã góp phần lên án tố cáo bón thế lực gây ra số phận đau khổ cho người lao động, người lao động dù trong hoàn cảnh nào cũng không hoàn toàn đánh mất đi chính mình. Mị là vẻ đẹp cho sức sống tinh thần của người dân miền núi, Chí Phèo là bản chất lương thiện của con người. Mặc dù, cả hai có hai kết thúc khác nhau nhưng đều chứng minh cho niềm tin, phẩm chất của người lao động.

Hai cây bút xuất sắc của Tô Hoài và Nam Cao đã xây dựng lên những tác phẩm đặc sắc, sự đồng điệu về tư tưởng, hồi sinh nhân cách của còn người như cấu nói “Văn chương là điều hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. Lên án bọn bán nước, cắn lại gà nhà, nhà văn còn nói lên tiếng lòng sự cảm thương cho các số phận thấp hèn của xã hội thời ấy.

———————————-

Trên đây, Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu cách cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo học sinh giỏi. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.