Trong bài viết này Toptailieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Cảm nhận về hai đoạn thơ cuối bài Sóng và Vội vàng học sinh giỏi kèm dàn ý hay và chính xác nhất.

1. Dàn ý cảm nhận về hai đoạn thơ cuối bài Sóng và Vội vàng học sinh giỏi kèm dàn ý

Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Sóng: Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường. Trong các tác phẩm, bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Vội vàng: Xuân Diệu – một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới 1932 – 1945. Ông được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” bởi những cách tân cả về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, được coi là tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.

=> Cả 2 đoạn thơ trên đều là đoạn kết của hai tác phẩm, thể hiện những khát vọng mãnh liệt.

Thân bài

* Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu

– Trong đoạn thơ đã thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ).
– Nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh.. góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt.

* Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh

– Nội dung đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé – con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông. Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử.
– Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng” vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính.

* So sánh

– Điểm giống nhau: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc – triết lí.

– Điểm khác nhau: Mỗi nhà thơ đều có cách sáng tác riêng, không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử.

Kết bài

– Nêu khái quát lại đề và kết luận lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên.

– Khẳng định tài năng nghệ thuật của tác giả Xuân Quỳnh và Xuân Diệu

Cảm nhận về hai đoạn thơ cuối bài Sóng và Vội vàng học sinh giỏi kèm dàn ý

2. Cảm nhận về hai đoạn thơ cuối bài Sóng và Vội vàng học sinh giỏi kèm dàn ý

Có một câu nói hay về tình yêu của đại thi hào Mác- Két “Côn bướm phải 180 triệu năm mới cất cánh bay lượn trên bầu trời. Con người phải mất bằng ấy năm mới biết khóc, biết cười và biết chết cho tình yêu”. Vì tình yêu là thứ tình cảm của con người, “yêu là chết trong lòng một chút đau”. Chủ đề về tình yêu luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Trong văn học Việt Nam nếu Xuân Quỳnh là “bà hoàng thơ tình” thì Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình”, cả hai đều là những tác giả chuyên viết về chủ đề này.

Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ thời kì khang chiến chóng Mĩ; thì Xuân Diệu lại là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Hai tác phẩm viết về tình yêu nổi tiếng nhất của cả hai phải nói đến lần lượt là: “Sóng” của Xuân Quỳnh được bà viết nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền; “Vội vàng” của Xuân Diệu là thi phẩm thể hiện rõ nhất phong cách của ông. “Sóng” và “Vội vàng” đều viết về khát vọng tình yêu , ham muốn hạnh phúc. Và khát vọng ấy được thể hiện rõ nhất vào hai khổ thơ cuối của hai bài thơ.

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

“Tan ra” là mong muốn của Xuân Quỳnh làm sao để hòa mình vào tình yêu. Tác giả muốn “tan hành con trăm sóng nhỏ” hòa mình vào vùng biển trọng lớn kia. Để cảm nhận hết mọi cảm xúc của tình yêu. Xây dựng hình ảnh giàu sức gợi là “sóng” thứ luôn xuất hiện tren mặt biển, sóng là tác giả là người phụ nữ khi yêu. Thể hiện khát vọng tình yêu của tác giả hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái chung rộng lớn vào tình yêu đôi lứa, chấp nhận hy sinh vì người mình yêu và hy sinh cho tình yêu của mình. Trong tình yêu bà không hề ích kĩ bà luôn muôn người mình yêu được hạnh phúc, bà muốn tình yêu trên thế gian này vẫn trường tồn và tình yêu của mình vẫn còn mãi với thời gian. Ước mơ bất tử hóa tình yêu, “để ngàn năm còn vỗ” để tình yêu của bà vẫn còn mãi, không phai nhạt. Khát vọng yêu cao cả mãnh liệt của tác giả, một người phụ nữ chung thủy và đầy cá tính, mạnh mẽ, một trái tim tha thiết yêu thương.

Đó là khát vọng yêu của Xuân Quỳnh, còn khát vọng của Xuân Diệu là một tình yêu cuồn nhiệt, hối hả được ông cảm nhận qua các giác quan cơ thể đầy tinh tế:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Khác với Xuân Quỳnh sóng nhẹ nhành, hy sinh vì tình yêu; thì Xuân Diệu lại rất vội vàng sóng đầy khát vọng chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống một cách cao nhất.

Sức sống căn tràn tươi mới qua bức tranh thiên nhiên của tác giả có cả “mây, bướm, nước, cây, cỏ rạng” cái thơ mộng và đẹp đẻ của thiên nhiên chắc hẵn đó là tiền đề để tác giả “muốn ôm “ lấy tất cả mọi thứ. Điệp từ “ta muốn” thể hiện khát khao cháy bỏng của tác giả, ông muốn dang rộng vòng tay nhỏ bé của mình ôm trọn hết cả thiên nhiên đất trời. Đi cùng với các động từ “ôm, riết, say, thâu, cắn”. Sự cuồng nhiệt của Xuân Diệu đã đi đến đĩnh điểm, một loạt hành động liên tục, đi theo cường độ. Ban đầu là một cái ôm nhẹ nhành đầm thắm “ta muốn ôm, sự sống mới bất đầu mơn mởn”, tình yêu của ông cho vẻ đẹp của mùa xuân. Sẽ riết chặt để cảm nhận được từng án mây, ngọn gió bay lượn dịu êm trên bầu trời. Khi ấy, nhà thơ sẽ say sưa thau tất cả về mình từng cánh bướm, cái hôn và cuối cùng là cắn như bây giờ khi yêu nhau người trẻ thường hay cắn yêu nhau để đánh dấu chủ quyền, thì tác giả cũng có ý muốn chiếm hữu mọi thứ cảnh sắc này làm của riêng, làm hạnh phúc cho riêng mình. Cấu trúc điệp từ “ta muốn”, “ta muốn” như lời thúc dụt của ông đến mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình. Cho thấy được sự vộ vàng, hối hả của ông, có lẽ ông sợ mùa xuân sẽ qua đi, mọi thứ rồi lại biến mất.

Xuân Diêu đã cảm nhận từng không gian, khoảng khắc bằng giác quan của mình. Cho thấy tâm thế của người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận từng “mùi thơm” của cỏ cây gió thổi, “ánh sáng” mặt trời, “thanh sắc” tiếng lá cây xào sạt hay tiếng chim hót. Điệp từ “chếnh choáng, no nê” tâm thế của một con người biết hưởng thụ thiên nhiên, để cuộc đời hóa thân vào tâm hồn của người tác giả. Và cuối cùng nhà thơ vẫn muốn sống hòa mình vào thiên nhiên, từ bỏ cái tôi của mình, từ khát vọng riêng tư vươn lên khát vọng sống cống hiên, sống đẹp, sống có ích cho đời “hỡi Xuân Hồng, ta muốn cắn cào ngươi”. Khổ thơ nói nên được phong cách sông của nhà thơ cũng là tiếng lòng lời gửi gắm của ông đến thế hệ trẻ: hãy sống một cách biết ơn, phải tận hưởng, dâng hiến và sống có ích cho đời cho xã hội.

“Sóng” là khát khao dâng hiến cho tình yêu của Xuân Quỳnh, giọng điệu vừa da diết vừa dưt khoát, bộc lộ chân tình của người phụ nữ đang yêu. “Vội vàng” là khát khao được tận hưởng cuộc sống, dâng hiến mình cho cuộc sống của Xuân Diệu, giọng diệu rất mạnh mẽ và cuồng nhiệt, tâm trạng hối hả, tràn đầy lòng yêu đời và ham sống của nhà thơ. Nhưng cả hai đều nói về khát vọng trong cuộc sống cảu con người, cuộc đời con người mỗi người mỗi cá thể đều mang trong mình những khát vọng ham muốn khác nhau, điều quan trọng là họ sẽ thực hiện chúng như thế nào để đứng với đạo đức xã hội như hai nhà thơ trên.

———————————-

Trên đây, Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu cách Cảm nhận về hai đoạn thơ cuối bài Sóng và Vội vàng học sinh giỏi kèm dàn ý. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.