Câu 1: Hàng ngày lưu mẫu thức ăn để làm gì?
a/ Để xét nghiệm hàng ngày xem chế biến có tốt không.
b/ Để xét nghiệm khi có ngộ độc, tiêu chảy.
c/ Để kiểm tra 1 xuất ăn thiếu hay đủ
Đáp án : Câu b
Câu 2: Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc thực phẩm chúng ta cần:
a/ Lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và nấu nướng thức ăn.
b/ Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ trước khi chế biến
c/ Ăn ngay thức ăn vừa nấu chín xong
d/ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và chế biến
đ/ Các câu trên đều đúng.
Đáp án : Câu đ
Câu 3: Thực phẩm sống để lẫn với thực phẩm chín?
a/ Đúng.
b/ Sai.
Đáp án : Câu b
Câu 4: Tại sao phải thực hiện chế độ chế biến món ăn riêng cho từng độ tuổi
a/ Vì trẻ chưa mọc răng đủ
b/ Vì yêu cầu năng lượng của từng độ tuổi khác nhau
c/ Để phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ ở từng độ tuổi
d/ Vì lượng ăn của trẻ không đồng đều.
Đáp án : Câu b
Câu 5: Khi mua thực phẩm bao gói sẵn chúng ta cần chú ý đến điều gì?
a/ Hình thức bao bì thực phẩm, ngày sản xuất
b/ Giá cả thực phẩm, hạn sử dụng
c/ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, bảo quản, định lượng thực phẩm, nơi sản xuất.
Đáp án : Câu c
Câu 6: Lượng lưu mẫu thực phẩm nào chị cho là đúng:
a/ Lỏng 200g/ mẫu – đặc 150g/ mẫu
b/ Lỏng 250g / mẫu – đặc 150g/ mẫu
c/ Lỏng 250ml/ mẫu – đặc 150g/mẫu
Đáp án : Câu c
Câu 7: Qui trình rữa chén qua mấy bước:
a/ 4 bước
b/ 3 bước
c/ 5 bước
Câu 8: Nhân viên nhà bếp cần đeo khẩu trang khi nào:
a/ Sơ chế thức ăn cho trẻ
b/ Chế biến thức ăn
c/ Chia thức ăn chín
d/ Cả 3 ý trên
Đáp án : Câu d
Câu 09: Tại sao phải phối hợp các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn của trẻ?
a/ Làm cho màu sắc món ăn thêm đẹp, dễ chế biến
b/ Giúp trẻ ăn đầy đủ chất và cân đối khẩu phần
c/ Giúp trẻ ăn ngon miệng
d/ Tất cả các ý trên
Đáp án : Câu d
Câu 10: Ăn giá xào với gan lợn có xung khắc không?
a/ Có
b/ Không
Đáp án : Câu a
Câu 11: Nhóm thực phẩm nào cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng cho cơ thể:
a/ Sữa, thịt , cá, trứng
b /Đậu phụng, mè, dầu, mỡ
c Rau, củ, quả
d/ Gạo, ngô, khoai, sắn
Đáp án : Câu c
Câu 12: Muốn bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh bạn sẽ:
a/ Đặt luôn bát hay đĩa thức ăn đó vào tủ lạnh mà không cần đậy nắp
b/ Bạn sẽ hâm nóng đậy nắp rồi cho vào tủ lạnh.
c/ Bạn sẽ nấu sôi lại lần nữa, để nguội rồi cho vào hộp đậy nắp rồi cho vào tủ lạnh.
Đáp án : Câu c
Câu 13: Người trực tiếp chế biến thực phẩm mắc các bệnh nào sau đây không được trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm ?
a/ Sốt nhẹ, nhức đầu
b/ Mắc các bệnh da liễu, bệnh lao
Đáp án : Câu b
Câu 14: Bảo quản và lưu mẫu ở nhiệt độ và trong thời gian bao lâu chị cho là đúng nhất?
a/ 0o C – 5OC và 24 giờ
b/ 6o C – 10OC và 24 giờ
c/ 0o C – 5OC và quá 24 giờ
Đáp án : Câu a
Câu 15: Lưu mẫu như thế nào là đúng nhất?
a/ Ghi đúng tên thức ăn, người lưu, thời gian.
b/ Ghi ngày tháng, tên thức ăn.
c/ Ghi đủ lượng, đúng tên thức ăn, người lưu, thời gian.
Đáp án : Câu c
Câu 16: Những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
a/ Đau bụng, nôn.
b/ Đi ngoài quá 3 lần/ ngày, phân lỏng
c/ Đầy bụng, khó tiêu, li bì hoặc hôn mê.
d/ Tất cả các ý trên.
Đáp án : Câu d
Câu 17: nhân viên nhà bếp cần phải khám sức khỏe có xét nghiệm định kỳ
a/ 3 tháng 1 lần
b/ 5 tháng 1 lần
c/ 6 tháng 1 lần
d/ 12 tháng 1 lần
Đáp án : Câu d
Câu 18: Nguyên tắc 1 trong 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn đó là ?
a/ Ăn ngay thức ăn vừa nấu chín
b/ Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn
c/ Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn
Đáp án : Câu b
Câu 19: Vitamin A có nhiều trong:
a/ Các loại rau củ quả đỏ sậm
b/ Các loại rau có màu xanh
c/ Các loại đậu đỗ.
Đáp án : Câu a
Câu 20: Cách rửa chén, đĩa nào đúng nhất ?
a/ Rửa một nước để lọai bỏ thức ăn thừa, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh.
b/ Rửa một nước để loại bỏ thức ăn thừa, rửa lại với nước rửa chén, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh nhiều lần.
c/ Rửa một nước để loại bỏ thức ăn thừa, rửa nước ấm với nước rửa chén, rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Đáp án : Câu c