TÀI LIỆU THI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA LÝ THUYẾT 05 KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU
1/. Trước khi băng bó vết thương ta phải :
a/ Đắp gạc lên trên vết thương rồi băng lại
b/ Xử lý vết thương, đắp gạc vô trùng rồi băng lại
c/ Dùng oxy già rửa, đắp gạc vô trùng rồi băng lại
d/ Cả 3 câu trên đều đúng
2/. Cách rửa vết thương là :
a/ Rửa vết thương từ trong ra ngoài,dùng cồn sát trùng xung quanh vết thương.
b/ Rửa vết thương từ trong ra ngoài.
c/ Rửa vết thương theo hình xoắn ốc
d/ Rửa vết thương từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc
3/. Vết thương có 03 dạng cơ bản như sau :
a/ Vết thương thông thường, vết thương rất nặng và khả năng tử vong
b/ Vết thương kín, vết thương hở, vết thương khó xử lý
c/ Vết thương nặng, vết thương nhẹ và vết thương ở những vùng đặc biệt.
d/ Câu a và b sai, câu c đúng
4/. Xử lý một vết thương phần mềm có dị vật:
a/ Rút dị vật ra và băng ép để cầm máu.
b/ Cấp cứu viên dùng tay ép mạnh lên miệng vết thương có dị vật để cầm máu.
c/ Dùng tay nạn nhân ép mạnh lên miệng vết thương có dị vật và băng ép lại.
d/ Dùng gòn, gạc ép mạnh lên miệng vết thương có dị vật và băng ép để cầm máu.
5/. Các dung dịch cơ bản nào sau đây dùng để rửa vết thương :
a/ Oxy già, nước muối sinh lý, thuốc đỏ, nước sạch.
b/ Nước muối sinh lý, cồn 90 độ, oxy già, thuốc tím
c/ Oxy già, nước muối sinh lý, povidine, nước sạch .
d/ Tất cả đều sai
6/. Phương pháp rửa vết thương mắt :
a/ Nghiêng đầu nạn nhân sang bên mắt bị tổn thương, dùng nước sạch xối từ trong khóe mắt chảy ra đuôi mắt.
b/ Không cần rửa, chuyển đến bệnh viên ngay
c/ Rửa theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài giống như vết thương thông thường.
d/ Nghiêng đầu nạn nhân sang bên mắt không bị tổn thương, dùng nước sạch xối vào bên mắt bị tổn thương từ trong khóe mắt chảy ra đuôi mắt.
7/ Nạn nhân bị điện giật cấp cứu viên phải làm:
a/ Hô to và cắt cầu dao điện
b/ Gọi hỗ trợ và nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi nơi nguy hiểm
c/ Kiểm tra đáp ứng nạn nhân và dùng phương pháp CPR.
d/ Tất cả đều đúng.
8/ Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật :
a/ Áp dụng các phương pháp dân gian
b/ Dùng miếng tole trải lên người nạn nhân, sau đó dội nước để cho điện trong người ra ngoài.
c/ Làm theo quy trình của phương pháp hồi sức tim phổi (CPR)
d/Chuyển ngay đến bệnh viện.
9/ Trong sơ cấp cứu tình huống đe dọa sinh mạng nạn nhân nhất là:
a/ Chảy máu quá nhiều, nạn nhân dễ bị tử vong.
b/ Ngưng thở ngưng tim.
c/ Gãy xương lớn ( xương sống, xương đùi, xương sọ )
d/ Tất cả đều đúng.
10/ Băng rẽ quạt dùng để băng phần cơ thể:
a/ Lõm.
b/ Lồi. .
c/Thủng bụng – lòi ruột.
d/ Câu b và câu c
11/ Nạn nhân ngưng thở, tim còn đập ta:
a/ Giúp thở 02 hơi cho nạn nhân.
b/ Giúp thở 01 hơi cho nạn nhân
c/ Giúp thở cho nạn nhân cứ mỗi 05 giây 01 lần.
d/ Giúp thở cho nạn nhân 05 hơi trong 10 giây.
12/ Kỹ thuật ấn tim ngoài lồng ngực:
a/ Lực ấn trung bình 3-4 Kg, sâu 30-40 cm
b/ Lực ấn trung bình 3-4 Kg, sâu 3-4 cm
c/ Lực ấn trung bình 30-40 Kg, sâu 3-4 cm.
d/ Tất cả đều đúng.
13/ Vị trí ấn tim ( trường hợp ngưng tim ) là:
a/ 1/2 Ngực bên trái nạn nhân.
b/ 1/2 Giữa xương ức
c/ 1/2 dưới xương ức
d/ Tất cả đều sai.
14/ Hô hấp nhân tạo nhằm mục đích:
a/ Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở.
b/ Giúp cho không khí từ ngoài vào, để tăng cường chức năng cho tim hoạt động trở lại.
c/ Làm cho không khí ở ngoài vào phổi kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
d/ Giúp không khí ở ngoài vào phổi và đẩy không khí trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên.
15/ Trong hô hấp nhân tạo, khi thổi hơi không vào là có thể do nguyên nhân sau :
a/ Nâng cằm nạn nhân cao quá.
b/ Cằm nạn nhân chỉ thiên cao nên chèn ép .
c/ Không thực hiện việc ngửa đầu, nâng cằm chỉ thiên, lấy dị vật.
d/ Tất cả đều sai.
16/ Khi nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương, ta có thể:
a/ Khám nghiệm khắp cơ thể nạn nhân tìm xem nạn nhân còn những vết thương nào khác để xử lý,
b/ Không đụng chạm mà chuyển đến cơ sở Y tế gần nhất
c/ Lay động thử nhẹ nhàng nơi gãy xem sự tổn thương nặng nhẹ để xử lý kịp thời.
d/ Cố định tạm thời nơi nghi bị gãy rồi chuyển đến bệnh viện ngay.
17/ Phương pháp xen kẻ thực hiện khi:
a/ Nạn nhân bị gãy xương sống.
b/ Nạn nhân nằm ở vị trí chỉ tiếp xúc được một bên.
c/ Nạn nhân nằm không thể đưa cáng vào được
d/ Tất cả đều sai.
18/ Nguyên tắc xử lý bong gân:
a/ Xoa bóp và thoa dầu nóng.
b/ Chườm lạnh và băng ép sau 48 giờ và thoa dầu nóng.
c/ Chườm lạnh và chườm nóng sau 48 giờ.
d/ Chườm lạnh băng ép, chườm nóng sau 48 giờ.
19/ Gãy xương nguy hiểm là gãy ở:
a/ Xương chậu.
b/ Xương sống
c/ Xương đùi.
d/ Tất cả đều đúng.
20/ Xuất huyết bên trong do chấn thương ở:
a/ Gãy xương đùi, xương chậu.
b/ Vùng ngực, vùng bụng, vùng đầu.
c/ Câu A và B sai.
d/ Câu a và b đúng.
21/ Trẻ dưới 8 tuổi bị ngưng tim ngưng thở ta phải:
a/ Thổi 5 hơi cho trẻ. Và kiểm tra hơi thở
b/ Thổi 2 hơi và ấn 30 lần
c/ Thổi ngạt 5 hơi, kiểm tra lại và làm phương pháp CPR
d/ Vỗ 05 cái vào giữa 02 xương bả vai.
22/ Băng số 8 dùng băng phần cơ thể:
a/ Không đều nhau
b/ Những vị trí đặt biệt.
c/ Lõm.
d/ Câu a và câu c
23/ Phương pháp HEIMLICH được thực hiện khi:
a/ Nạn nhân bị ngưng thở, tim còn đập.
b/ Nạn nhân bị tắc đường thở do ngoại vật, còn tỉnh hoặc bất tỉnh.
c/ Nạn nhân bị ngoại vật làm tắc nghẽn đường thở.
d/ Nạn nhân bị ngưng thở, ngưng tim.
24/ Gãy xương hở là:
a/ Gãy xương kèm theo máu chảy.
b/ Xương gãy đâm xuyên ra ngoài tạo vết thương ngoài da
c/ Nơi xương gãy máu chảy nhiều, hoặc bắn thành tia
d/ Gãy xương làm nạn nhân dể bị sốc do quá đau.
25/ Nguyên tắc tải thương là:
a/ Di chuyển phải theo dõi nạn nhân.
b/ Động tác phải nhẹ nhàng và đồng bộ.
c/ Đúng cách, thích hợp theo bệnh trạng.
d/ Cả 03 câu trên đều đúng.
26/ Nẹp và dây cơ bản cố định gãy xương cẳng tay
a/ 02 nẹp và 04 dây, 02 băng tam giác
b/ 02 nẹp và 03 dây, 02 băng tam giác
c/ 02 nẹp và 02 dây, 02 băng tam giác
d/ chỉ cần 01 nẹp đặt phía dưới.
27/ Nẹp và dây cơ bản cố định gãy xương cẳng chân
a/ 02 nẹp và 07 dây
b/ 02 nẹp và 06 dây
c/ 03 nẹp và 06 dây
d/ Chỉ cần 01 nẹp đặt phía dưới.
28/ Nẹp và dây cơ bản cố định gãy xương đùi
a/ 02 nẹp và 10 dây
b/ 02 nẹp và 08 dây
c/ 03 nẹp và 08 dây
d/ 02 nẹp và 9 dây.
29/ Phương pháp hiệu quả nhất trong sơ cấp cứu hô hấp nhân tạo là:
a/ Phương pháp kéo tay ấn ngực .
b/ Phương pháp thổi từ miệng qua miệng kết hợp với ấn tim
c/ Phương pháp Heimlich .
d/ Kích bằng xung điện với cường độ cao nhất.
30/ Quy trình sơ cấp cứu bằng phương pháp CPR tại hiện trường là:
a/ Quy trình theo thứ tự D, R, A, B, C
b/ Quy trình theo thứ tự A, B, C, D, E
c/ Quy trình theo thứ tự U, R, A, B, C
d/ Quy trình theo thứ tự D, R, C, D, E.
31/ Phương pháp cầm máu hiệu quả và thông dụng hiện nay là:
a/ Phương pháp đặt garot (ga – rô)
b/ Phương pháp băng ép cầm máu
c/ Phương pháp ấn chận động mạch
d/ Đặt con chèn cầm máu.
32/ Phương pháp xúc muỗng thực hiện khi:
a/ Nạn nhân bị gãy xương sống.
b/ Nạn nhân nằm ở vị trí chỉ tiếp xúc được một bên.
c/ Nạn nhân nằm không thể đưa cán vào được
d/ Tất cả đều sai.
33/ Có 3 phương pháp tải thương cơ bản :
a/ Phương pháp xúc muỗng (xúc thìa), xen kẽ và làm cầu .
b/ Phương pháp khiêng cáng, khiêng võng, khiêng ghế
c/ Dùng cáng chính quy, cáng tự chế, cáng bằng vải bạt
d/ Tất cả đều sai.
34/ Nguyên tắc cột dây cơ bản trong cố định xương gãy là:
a/ Cột trên dưới 2 đầu nẹp trước
b/ Cột 2 đầu khớp trước
c/ Cột ngay ổ gãy để tránh sốc
d/ Cột trên ổ gãy – dưới ổ gãy trước
35/ Khi cố định xương gãy đối với đùi hoặc cẳng chân, dây cột tại khớp gối thường khuyến khích nên sử dụng dây :
a/ Dây nhỏ để dễ cột .
b/ Dây bằng thun để có độ đàn hồi cao
c/ Dây bản to để cố định hoàn toàn khớp gối
d/ Nên cột hai dây tại khớp gối để tăng cường lực
36/ Các bước để tiến hành băng bó :
a/ Neo băng, khóa băng .
b/ Neo băng, khóa băng, cột băng
c/ Neo băng, thực hiện đường băng, khóa băng
d/ Neo băng, cột băng, khóa băng.
37/ Khi băng bó, che chở vết thương ta cần lưu ý :
a/ Băng vừa phải, không chặt quá cũng không lỏng quá. .
b/ Băng chặt để che vết thương cho kỹ
c/ Băng thật lỏng, để không bị chèn ép mạch máu
d/ Tất cả đều đúng.
38/ Khi băng đối với vết thương bỏng ta dùng :
a/ Dùng băng thun, băng chặt để cầm máu
b/ Dùng băng lưới băng lỏng để tạo sự thông thoáng .
c/ Không cần băng, chỉ thoa thuốc là đủ
d/ Tất cả đều sai.
39/ Các việc không nên làm khi bị bỏng :
a/ Dùng nước sạch nhanh chóng làm mát vết bỏng
b/ Dùng kem đánh răng, nước tương, nước mắm thoa lên vết bỏng.
c/ Câu a đúng và câu b sai
d/ Câu a sai và câu b đúng.
40/ Khi bị bỏng, có vết phồng rộp, ta không nên làm các việc sau :
a/ Dùng kim châm chích, chọc thủng vết phồng rộp
b/ Thoa kem đánh răng cho mát
c/ Thoa các loại thuốc đặc trị bỏng
d/ Câu a và b