Câu trả lời chính xác nhất: Biện pháp tu từ có trong dòng thơ sau: “Cơm cha áo mẹ chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao” là biện pháp liệt kê.
Biện pháp liệt kê được vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình nặng nghĩa đối với cuộc đời của ‘em’, một đứa con trong gia đình, một người học trò ngoài xã hội. Đọc câu ca lên, lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thía:
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”
“Cơm, áo, chữ” là ba hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biển của mẹ cha và thầy cô giáo. Một lối nói ít mà gợi nhiều. Công ơn cha mẹ đâu chỉ là ‘cơm’ và ‘áo’? ‘Cơm’ và ‘áo’ mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ. Cuối cùng là “chữ thầy”, thầy dạy chữ, dạy văn hóa, khoa học kĩ thuật, dạy đạo đức… Nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà học sinh, thế hệ trẻ của đất nước trở nên tài giỏi, có nhân cách, biết đem tài năng góp phần xây dựng Tổ quốc phồn vinh ‘sánh vai các cường quốc năm châu’.
Cùng Toptailieu tìm hiểu chi tiết hơn về bài ca dao “Cơm cha áo mẹ chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao” trong bài văn dưới đây nhé!
1. Giải thích câu ca dao: “Cơm cha áo mẹ chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.
Câu thơ đẹp: đẹp về đạo lý làm người, đẹp về suy tư sâu sắc. Câu ‘lục’ thứ ba chia làm ba vế, mỗi vế hai từ, tạo nên sự cân xứng hài hòa: ‘cơm cha – áo mẹ – chữ thầy’. Nhịp thơ như những nốt ‘nhân’ vào cõi sâu thẳm của tâm linh, công ơn của mẹ cha, của thầy như đinh ninh, như khắc cốt ghi tâm, có bao giờ có thể quên được?
Biện pháp liệt kê được vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình nặng nghĩa đối với cuộc đời của ‘em’, một đứa con trong gia đình, một người học trò ngoài xã hội. Đọc câu ca lên, lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thía:
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”
“Cơm, áo, chữ” là ba hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biển của mẹ cha và thầy cô giáo. Một lối nói ít mà gợi nhiều. Công ơn cha mẹ đâu chỉ là ‘cơm’ và ‘áo’? ‘Cơm’ và ‘áo’ mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, bú mớm nâng niu, nuôi con khôn lớn với tất cả tình yêu thương. Lòng mẹ bao la như biển cả. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả để nuôi con, dạy bảo con nên người. Con là hạnh phúc và hy vọng của mẹ cha. Công cha nghĩa mẹ không thể nào kể xiết. Công Cha thì to lớn, vĩ đại và hùng vĩ như ngọn núi Thái Sơn và Nghĩa Mẹ thoạt nhìn thì nhỏ bé và dịu dàng như giòng suối trong nguồn, nhưng giòng suối đó vẫn róc rách chẩy ngày đêm qua bao nhiêu là năm tháng thì sẽ thành giòng sông, thành biển cả bao la, và đó chính là tình của Mẹ vẫn êm đềm yêu thương và chăm sóc con cái từ lúc con sinh ra đời hàng ngày và hàng đêm cho đến khi trưởng thành.
Công cha nghĩa mẹ thật là vĩ đại. Sự vĩ đại ấy được những người tác giả vô danh diễn tả bằng hai hình ảnh của thiên nhiên – “ núi Thái Sơn” và “ nước trong nguồn”. Người xưa mượn núi Thái Sơn để nói đến công lao của người cha, mượn hình ảnh nước trong nguồn để diễn đạt tình cảm vô cùng vô tận của người mẹ.
Trên đời này, cổ kim, đông tây có người nào khôn lớn, trưởng thành mà không có sự dạy dỗ của ông thầy? Người thầy là nhân vật trung tâm của nền giáo dục. Thầy dạy chữ, dạy văn hóa, khoa học kĩ thuật, dạy đạo đức… Nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà học sinh, thế hệ trẻ của đất nước trở nên tài giỏi, có nhân cách, biết đem tài năng góp phần xây dựng Tổ quốc phồn vinh ‘sánh vai các cường quốc năm châu’.
Câu cuối như một lời thề nguyền, như một điều tâm niệm. ‘Em’ nói với ‘em’, lòng tự dặn lòng, thủ thỉ, tâm tình mà sâu lắng:
“Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
‘Cho bõ’, từ cổ nghĩa là cho xứng đáng. ‘Ước ao’ là sự trông mong, đợi chờ vô cùng tha thiết. Câu ca được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi tu từ trở nên lắng đọng sâu sắc. Câu ca dao mang tính đa nghĩa. Ai ước ao? Cha mẹ ước ao con khôn lớn, trung hiếu vẹn toàn, làm rạng rỡ mẹ cha và dòng họ. Thầy cô giáo ước ao học trò trở nên tiến bộ, giỏi giang làm vẻ vang cho gia đình và cho nhà trường. Và ‘em’ ước ao, mỗi chúng ta ước ao trở thành con ngoan, trò giỏi, để đền đáp một cách xứng đáng công ơn của mẹ cha và của thầy cô giáo. Chỉ một từ ‘ước 160 ao’ mà nói lên được ba tấm lòng; tấm lòng nào cũng đẹp, giàu yêu thương tình nghĩa. Thế mới hay rằng ‘tâm hồn đẹp mới có hy vọng đẹp’ (Vôn-te).
Kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam có rất nhiều câu, nhiều bài tuyệt hay nói về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, học trò đôi với thầy cô giáo. Cách diễn đạt tuy có khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định, ngợi ca, chứa chan nghĩa tình:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông…
‘Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy”
“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”
Gia đình là tế bào của xã hội. Trường học là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha, mẹ, thầy là ba hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi con người, nhất là thế hệ trẻ. Ơn sinh thành của mẹ cha, ơn dạy dỗ của thầy cô giáo đối với chúng ta thật vô cùng sâu nặng.
>>> Tham khảo: Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi trong văn bản Quê hương
2. Bài học rút ra từ câu ca dao trên
Chúng ta lớn lên, sống nhờ những bữa cơm của cha, của mẹ. Vậy, câu “Cơm cha, áo mẹ” chính là nhắc nhở về công lao to lớn của hai đấng sinh thành. Cha mẹ vất vả làm lùng, hy sinh cho con, vì con là tất cả. Bên cạnh đó, có ăn, nhưng chúng ta cũng phải tiếp thu kiến thức từ người thầy của mình. “Chữ thầy” tức là những điều được thầy truyền đạt, thầy dạy dỗ cho đến khi mỗi con người có tri thức, vững bước trong tương lai. Mầm non đất nước hay những con người có ích đều do chính thầy dạy dỗ, trưởng thành. Như vậy, câu nói có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, mỗi chúng ta cần phải biết ơn công lao của đấng sinh thành đồng thời cũng bày tỏ sự kính trọng, tin yêu người thầy đáng kính của mình. Câu ca dao góp phần làm đẹp thêm kho tàng ca dao đẹp đẽ của dân tộc.
Liên hệ về bản thân em, em nhận thấy mình cũng đã và đang làm tốt bổn phận, trách nhiệm của một người học trò và một người con. Em không chỉ hoàn thành tốt bài vở ở trên lớp, ngoan ngoãn, hiếu thảo với cha mẹ mà còn đạt nhiều thành tích học tập đáng tự hào và khen ngợi nữa. Em sẽ tiếp tục cố gắng và phát huy như vậy trong tương lai sắp tới.
——————————
Trên đây Toptailieu vừa giúp bạn trả lời câu Chỉ ra và nêu tác dụng của biển pháp tu từ có trong dòng thơ sau: “Cơm cha áo mẹ chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!