Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận điểm: “Nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực” của Ph. Ăngghen?

Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận điểm: “Nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực” của Ph. Ăngghen?

Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận điểm: “Nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực” của Ph. Ăngghen?

Lời giải

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quá trình sản xuất diễn ra trong xã hội loài người chính là sự sản xuất xã hội – sản xuất và tái sản xuất ra

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2006, tr.103-104. đời sống hiện thực. Bàn về vai trò của sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, trong bức thư gửi I. Ô dep Blôc vào tháng 9 năm 1890, Ph. Àngghen khẳng định: “… Theo quan niệm duy vật về lịch sử, nhân tố’ quyết định trong quá trình lịch sử xét đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả tôi lẫn Mác chưa bao giờ khẳng định gì hơn thế”[1].

Sự sản xuất xã hội bao gồm ba phương diện không tách rời nhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người, sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội. sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Về thực chất, sản xuất vật chất là quá trình con người vừa tách khỏi giới tự nhiên, lại vừa hòa nhập và thích ứng với tự nhiên, thông qua hoạt động lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho nhu cầu tồn tại, phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất không chỉ tạo ra tư liệu sinh hoạt, mà quan trọng hơn là tạo ra tư liệu sản xuất; tạo ra các mối quan hệ của chính con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại, phát triển của mình, con người đã sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội… Nói cách khác, sản xuất vật chất là tiền đề của hoạt động sản xuất tinh thần và các hiện tượng của đời sống tinh thần. Như vậy, sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực trở thành nhân tố’ quyết định trong lịch sử, quyết định các hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội.

Thực tế lịch sử khẳng định, xã hội không thể tồn tại nếu không có quá trình thường xuyên sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội. Con vật sống và tồn tại hoàn toàn nhờ vào ân huệ của giới tự nhiên. Con người, bằng hoạt động thực tiễn của mình sử dụng công cụ tác động, cải biến tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Mọi hiện tượng và quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù thể hiện trong bất cứ lĩnh vực nào, quá trình vận động và biến đổi của nó đều phụ thuộc quyết định vào điều kiện sản xuất vật chất của xã hội.

Từ vai trò của sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, cần thấy được vai trò to lớn của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội. Trong xem xét, giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội phải đi từ các điều kiện kinh tế – vật chất của nó và xây dựng thái độ đúng đắn đối với lao động của con người.

[1] c. Mác và Ph, Angghen, Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1997, tr. 641.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.