Câu trả lời chính xác nhất: “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của bà Nguyễn Thị Út (chị Út Tịch) trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi.
Để hiểu rõ hơn về chị Út tịch, Toptailieu mời bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây.
1. Tìm hiểu chung về bà Nguyễn Thị Út
a) Cuộc đời, tiểu sử
– Chị Út Tịch, hay tên thật là Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19 tháng 4 năm 1931, mất năm 1968, nguyên quán tại làng Tích Thiện, tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc xã Tam ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh).
– Cha chị, ông Nguyễn Văn Xương, sinh năm 1899, người làng Tích Thiện, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Vì gia đình nghèo, ông phải đi làm mướn, ở đợ, trôi dạt đến vùng Rạch Lá, Tam Ngãi. Tại đây, ông đã gặp bà Lê Thị Mười, là người cùng cảnh ngộ. Khi đã thành vợ chồng, ông bà Xương vẫn tiếp tục cuộc sống ở đợ cho địa chủ Hàm Giỏi.
– Chị Út và hai chị của mình (chị Hai Keo, chị Ba Cao) sinh ra và lớn lên trong nhà địa chủ Hàm Giỏi. Cuộc đời của ba chị em, vì thế không thể vượt qua số kiếp tôi đòi. Ngay từ nhỏ, họ phải làm việc cho địa chủ để kiếm miếng ăn, hết Hàm Giỏi đến con y là Hội đồng Thanh.
Trong ba chị em, Út là đứa “rắn mắt”, cứng cỏi và gan dạ nhất. Năm 12 tuổi Nguyễn Thị Út đã dám đánh trả lại địa chủ (ném dao cau vào tay vợ Hàm Giỏi, ném ớt bột vào mắt vợ Hội đồng Thanh). Hành động ấy, khí chất ấy tuy rất hồn nhiên và tự phát của tuổi thơ ngây nhưng cũng dự báo một tính cách anh hùng quả cảm của chị Nguyễn Thị Út sau này.
– Chị Út đến với cách mạng, với kháng chiến thật đơn giản, chị đã dấn thân vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với lòng đầy thanh thản, không sợ gian khổ, hy sinh.
b) Khu tưởng niệm chị Út
Khu tưởng niệm nữ anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Út (Út Tịch) tọa lạc tại ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm thành phố Trà Vinh 45 km và cách thị trấn Cầu Kè 7 km, đều theo hướng tây bắc.
Khu tưởng niệm có khuôn viên rộng 1,4 ha, nằm trên con giồng đất cát cao ráo, với các hạng mục công trình chính là Cổng tam quan, nhà dừng chân, khu tưởng niệm, khu trưng bày – truyền thống, khu hội thảo, chiếu phim, dịch vụ lưu niệm, tượng nữ anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Út… được khởi công xây dựng từ năm 2014 và hoàn thành năm 2016.
>>> Tham khảo: Câu nói nổi tiếng “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là của ai?
2. “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai?
“Còn cái lai quần cũng đánh!”, đó là câu nói nổi tiếng của chị Út Tịch trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi.
Ngoài ra, chị còn nổi tiếng với câu nói: Nó đánh mình, mình đánh nó!
Hai câu nói như một nguồn mạch dạt dào bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên và rồi cứ thế nó xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết từ xưa cho đến nay. Đáng quý biết bao người phụ nữ trong truyện cổ tích, ca dao với những phẩm chất cao quý. Đáng trân trọng biết bao người phụ nữ trong văn học trung đại dù trải qua nhiều bất hạnh nhưng vẫn giữ tấm lòng son sắt, để rồi qua bao thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian.
3. Chuyện vui kháng chiến: Chị Út Tịch đánh giặc
Với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh” của chị Út Tịch thì hẳn nhiều người đã biết, song chuyện say mê đánh giặc, đánh cứ như đùa của chị, không phải ai cũng đã tường.
Vào đầu thập kỷ 1960, lúc này, chị đã có 4 con và đang mang thai đứa con thứ 5 tháng thứ 7, thì nghe tin anh Tịch-chồng chị, và anh Năm Liên (tổ trưởng ấp) sắp đưa du kích vào chụp bốt Đường Trâu. Lúc chuẩn bị đi đánh, thấy chồng không nói gì tới mình, chị Út hỏi:
– Anh tính không cho em đi sao?
Anh Tịch bảo:
– Em đi để đẻ dọc đường à?
Chị Út nửa cười, nửa mếu:
– “Đồng chí” đã “hại” người ta, giờ lại còn cản nữa…
Thế là anh Tịch phải đồng ý để chị Út cùng ra trận!
Ông Chín Đà-cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng-giao cho chị Út thăm dò bót Tám Thế, chị rủ luôn Phượng và An-hai cô gái đẹp nhất xóm-giả vờ ra chăm sóc ruộng dưa bên cạnh bót để nắm địch. Bọn lính thấy các chị, thằng nào cũng tít mắt đùa bỡn. Chị về nói với chồng:
– Em nhất định giúp quân ta lấy cái bót này, nhưng lỡ phải đem thân ra cho nó giỡn hớt, giày vò, anh có chịu không?
Anh Tịch cười hiền lành:
– Em làm sao được cứ làm!
Được chồng động viên, chị Út và hai cô gái ra “thăm” đồn nhiều hơn. Nhiều bữa thằng đồn trưởng đuổi cả vợ đi chợ, để được tự do tán tỉnh ba cô gái. Tới một hôm, chị Út tổ chức một bữa nhậu linh đình ở sân đồn, lúc mười mấy quan lính ngụy say túy lúy, thì du kích ta ập vào, hót gọn cả bót Tám Thế không tốn một viên đạn.
——————————
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về chị Út Tịch cũng như câu hỏi “Còn cái lai quần cũng đánh là câu nói nổi tiếng của ai”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.