Đại vương ếch trong dế mèn phiêu lưu ký có tên là gì

Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí gồm 10 chương, viết về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. Đại vương ếch trong tác phẩm “Dế mèn phưu lưu ký” có tên là  Ếch cốm. “Chúng tôi theo Nhái Bén đến dưới một búi cúc tần ẩm thấp, nhớp nháp, trông vào thấy ếch chồm chỗm ngồi vênh mõm trên viên gạch vuông như kiểu ngồi trên sập, ra điều uy nghi lắm. … Bởi thế, lão cũng có tên là ếch Cốm

Bài học từ truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí đáng suy ngẫm

Bản chất của tự do là độc lập

“Tôi sống độc lập từ thuở bé”, câu nói đầu truyện, cũng là lời tuyên bố sắt đá về lẽ sống của một chú dế Mèn. Có độc lập mới có tự do, có tự do mới có hạnh phúc. Tinh thần, chí khí độc lập là điểm xuất phát của mọi vấn đề. Độc lập – tôn chỉ bất diệt của Mèn đã manh nha cho cuộc hành trình không giới hạn thời gian đầy vĩ đại.

Từ khi được dọn ra riêng, Mèn “ bắt đầu vào cuộc đời” của mình. Cho dù Mèn sẽ “sung sướng” hay “khổ sở”, cái đó tùy ở như tính tình Mèn “khôn ngoan hoặc đần độn”. Song chưa cần biết đến thế, tính đến thế, “Mà hãy lấy sự ung dung độc lập một mình là điều thích lắm rồi”.

Sai lầm là cánh cổng của khám phá, chọn thỏa mãn là chọn chết

Một buổi chiều, bầu trời hoàng hôn ráng một màu u tịch, sự tàn lụi của một ngày cũng là khởi đầu của một bị kịch tang thương. Vì sự xốc nổi, ích kỉ của Mèn mà Choắt bị chị Cốc mổ chết. Cuộc đời Choắt khép lại, nhưng cánh cửa cuộc hành trình của Mèn lại được hé rộng thêm. Không cam chịu sống an nhàn, hưởng thụ, ngày nào cũng “ngần ấy thứ việc, thứ chơi”, “mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm dần”. Mèn ngẫm, “mặt đất này bao la, không phải chỉ có cái bờ ruộng, cái đầm nước của quê mình”, “phong cảnh non nước thì bao giờ cũng chờ đón và thúc giục ta hãy vui chân lên, hãy cố đi cho khắp thế gian, đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đó đây thì cuộc sống sẽ nhạt nhẽo lắm”. Đất trời bao đời vẫn xanh một màu vĩnh cửu, nhưng tuổi trẻ, cuộc đời lại ngả chiều úa theo thời gian. Tại sao ta lại hoài phí thời khắc xuân thì của mình, bó hẹp và nhồi nhét nó trong cái khuôn chật chội của sự thỏa mãn? “Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng: ngày hí húi bới đất làm tổ, đêm đi ăn uống và tụ tập chúng bạn nhảy múa dông dài. Tôi không muốn, cho đến lúc nhắm mắt, vẫn phải ân hận chẳng biết đằng cuối cánh đồng mênh mông kia còn những gì lạ và cuộc đời ở đấy ra sao.” Cái sống là cái vận động, vạn vật chứa sự sống không sự nào lại chịu đứng yên, ngon cây ngọn cỏ tưởng vô tri vô giác nhưng vẫn không ngừng vươn tới ánh sáng mặt trời. Chỉ có cái chết mới bất động.

Chọn cho mình một hướng đi và không để người khác làm chệch hướng

Vừa nghe 2 tiếng: “Đi xa! Đi xa”, anh Hai của Mèn đã thất kinh, trễ cả hai râu mũi xuống, khuỵu chân ngã giụi và lảm nhảm: “Đi xa… chết… nó… chết”.

Anh cả thì cười khẩy: “Đi không kiếm được miếng ngon thì chỉ đi mỏi chân, có động dại mới đi như thế…” rồi chửi quân “bất hiếu bất mục” là Mèn.

Mèn rủ thêm một vài anh em song cũng chỉ toàn phường “giá áo túi cơm”.

Bỏ ngoài tai những lời rủ rỉ, cười nhạo, sỉ nhục, quát mắng của những kẻ hèn nhát, chân đùn chí nhụt, Mèn không chút lay động, một lòng một dạ son sắt với mục tiêu phía trước.

Những thiên thần chỉ có một chiếc cánh, phải ôm lấy lẫn nhau để học bay

Mèn và Trũi, những chú dế đặc biệt gặp nhau trong hoàn cảnh đặc biệt. Một ngày cuối thu, hai nhân hình tìm thấy nhau bên bờ vực của cái chết, thề rằng sinh tử có nhau.

Có lúc lênh đênh mười ngày trên biển lớn, bụng móp xuống vì đói, Trũi thều thào khẩn khoản chìa càng cho Mèn ăn. Mèn gạt phắt đi mắng Trũi, sau cùng hai anh em ôm nhau mà khóc.

Trải qua bao cửa tử, xa nhau rồi lại gặp nhau, 2 nhân vật tri âm tri kỉ đã cùng nhau xây thành ước mơ ngao du thiên hạ, vẻ vang trở về, bốn phương đều là nhà, bốn bể đều có bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.