Trong Tiếng Việt, ngữ pháp rất đa dạng và phong phú nhờ đó mà mỗi câu từ Tiếng Việt hiện lên muôn màu, muôn vẻ mang ý nghĩa cả về âm thanh và hình ảnh. Hãy cùng Toptailieu giải thích ý nghĩa của từ chạy và đặt câu với từ chạy dùng theo nghĩa tìm kiếm nhé!
1. Đặt câu với từ chạy dùng theo nghĩa tìm kiếm
Em chạy đôn chạy đáo tìm con gấu bông.
Tôi chạy đôn chạy đáo tìm chìa khóa bị đánh mất
Em chạy ngay về nhà tìm cái bút chì
Trong trò chơi trốn tìm: sau khi mọi người đã trốn, ta phải chạy mọi nơi để tìm họ.
Tôi chạy mãi mà vẫn chưa thấy nhỏ đâu
Họ đã phải chạy chữa khắp nơi để chữa khỏi bệnh.
Nội tôi vội chạy trong mưa để tìm những chú gà con bị thất lạc
Anh trai chạy đi tìm tôi
Trong một chiều mưa, tôi vội chạy đi tìm mẹ để mang áo
2. Từ “chạy” theo nghĩa tìm kiếm là gì?
Chạy là một phương pháp vận động trên mặt đất cho phép con người và các động vật khác di chuyển nhanh chóng trên bàn chân. Di chuyển bằng chân với trọng tâm cơ thể luôn lệch ngoài hai chân với mục đích lao người về phía trước nhanh nhất.
3. Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa
– Khái niệm
+ Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
+ Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
– Nguyên nhân xuất hiện
+ Như đã trình bày ở trên thì có thể thấy nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của từ nhiều nghĩa
là do số lượng từ ngữ qua mỗi thời đại với nhiều hoàn cảnh khác nhau ngày càng tăng lên và
cần được biểu thị nghĩa.
+ Trong khi số lượng từ có hạn, do đó ngoài việc sáng tạo ra từ mới thì việc một từ có thể có
nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng khác nhau mặc dù không trùng khít để biểu thị cho phù
hợp.
+ Hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại cả ở cả thực từ và hư từ, mặc dù hư từ (như các từ: do,
bởi, vì, mà ….) là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa.
– Bài tập vận dụng từ nhiều nghĩa
Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt.
Trả lời
* Nhà
Ngôi nhà của Lan đẹp quá
Anh xã nhà tôi làm việc ở Viettel
* Đi
Bé Loan đang tập đi
Gia đình tôi chuẩn bị đi du lịch
* Ngọt
Quả na này vừa ngọt vừa thơm
Cô giáo em có giọng nói ngọt ngào
Bài 2: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn .
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.
Trả lời
a)
– Nghĩa gốc: Miệng cười…,miệng rộng… (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn và nói. Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người: há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm); trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống)
– Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ); nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống)
b)
– Nghĩa gốc: xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức)
– Nghĩa chuyển: sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng, làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật); hở sườn, sườn địch (chỗ trọng yếu, quan trọng)