Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp được quy định bởi những quan hệ cơ bản nào?

Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp được quy định bởi những quan hệ cơ bản nào?

Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp được quy định bởi những quan hệ cơ bản nào?

Lời giải

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định, đặc trưng cơ bản nhất để nhận biết giai cấp và phân biệt sự khác nhau giữa các giai cấp là ở địa vị kinh tế – xã hội của nó. Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp là tổng hòa những điều kiện vật chất, kinh tế – xã hội do phương thức sản xuất quy định, thông qua địa vị kinh tế – xã hội để khẳng định giai cấp đó là giai cấp thống trị hay bị trị, là bóc lột hay bị bóc lột.

Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp được quy định bởi những quan hệ kinh tế – xã hội cụ thể như quan hệ đối với tư liệu sản xuất, quan hệ đối với tổ chức quản lý lao động xã hội, quan hệ đối với phân phối sản phẩm lao động. Trong đó, quan hệ đối với tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản nhất, quyết định nhất đến địa vị kinh tế – xã hội của các giai cấp và nó chi phối đến các quan hệ kinh tế – xã hội cụ thể khác. Giai cấp có địa vị thống trị xã hội, là do trước hết tập đoàn người này chiếm giữ tư liệu sản xuất xã hội – tức là nắm được những phương tiện, điều kiện vật chất quan trọng nhất để chi phối lao động của các tập đoàn người không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Những tập đoàn người bị mất tư liệu sản xuất buộc phải phụ thuộc về kinh tế vào các tập đoàn thống trị, trở thành những người làm thuê cho giai cấp thống trị.

Tập đoàn người, giai cấp nào chiếm hữu tư liệu sản xuất tất nhiên sẽ giữ vai trò tổ chức quản lý trong hoạt động sản xuất và lưu thông trên quy mô toàn xã hội cũng như từng ngành, từng lĩnh vực, từng đơn vị kinh tế, Các giai cấp lao động là những tập đoàn người trực tiếp sản xuất dưới sự điều khiển của giai cấp thống trị trong phương thức sản xuất. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, vai trò, chức năng tổ chức quản lý sản xuất là thuộc về các nhà tư bản.

Lực lượng xã hội nào chiếm giữ tư liệu sản xuất và đóng vai trò tổ chức, quản lý sản xuất, thì lực lượng, tập đoàn thông trị đó có đầy đủ điều kiện thực hiện mục đích của mình trong sản xuất và chiếm đoạt lao động của những người làm thuê. Chế độ phân phối sản phẩm trong các xã hội có giai cấp đối kháng là chế độ phân phối bất công vì nó bảo đảm cho giai cấp thống trị chiếm hữu phần lớn của cải xã hội; còn những người làm thuê chỉ nhận một phần rất ít của cải xã hội dưới hình thức này hay hình thức khác.

Các mối quan hệ trên có quan hệ biện chứng với nhau, giữ vai trò không ngang bằng nhau đối với địa vị của giai cấp, trong đó quan hệ đối với tư liệu sản xuất là cơ bản và quyết định nhất. Giai cấp nắm tư liệu sản xuất sẽ chi phối các giai cấp khác trong tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm và các mặt khác của đời sống xã hội, trở thành giai cấp thống trị đối Với xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.