Kế hoạch bài dạy minh họa môn Toán mô đun 3 Tiểu học
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học sinh:
1/ Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
2/ Làm được các phép trừ trong phạm vi 10.
3/ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một
số tình huống gắn với thực tế.
4/ Phát triển các NL toán học:
+ Phẩm chất: Chăm chỉ (Thao tác trên que tính, chấm tròn),…
+ Năng lực: NL giải quyết vấn đề toán học (Nhận biết được vấn đề toán học và nêu được thành câu hỏi về phép trừ trong phạm vi 10); NL tư duy và lập luận toán học (Biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc); NL giao tiếp toán học (Nói cho bạn biết về một số phép tính được hình thành từ phép trừ trong phạm vi 10).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các que tính, các chấm tròn.
– Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên |
Mong đợi ở HS | PP, KTDH |
PP, CC DG |
A. Hoạt động khởi động:Mục tiêu: Nêu và giải quyết được vấn đề theo các tình huống trong tranh.
– Yêu cầu HS Quan sát bức tranh trong SGK và nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ: -Làm tương tự với các tình huống còn lại. -Cho chia sẻ trước lớp: -Giới thiệu bài mới.
|
– HS quan sát và nói những gì quan sát được,
+ Có 7 bạn, 1 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn? + Đếm rồi nói: Còn lại 6 bạn đang ngồi quanh bàn. + Có 7 ly nước, đã uống 2 ly nước. Còn lại bao nhiêu ly nước chưa uống? + Có 8 phần bánh, đã ăn hết 1 phần. Còn lại bao nhiêu phần? + Có 9 cái ghế, đã ngồi hết 6 cai 1 ghế. Còn lại bao nhiêu cái ghế chưa ngồi? -HS đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được. |
– Trực quan
– Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Vấn
đáp. CC: Câu hỏi.
|
B. Hoạt động phân tích khám phá – rút ra bài học:
Mục tiêu: HS tìm được kết quả một phép trừ trong phạm vi 10. – YCHS tìm kết quả phép trừ: 7-1=6. – GV chốt lại cách tìm kết quả một phép trừ. – GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác “trừ – bớt ” mà HS vừa thực hiện ở trên. – Củng cố kiến thức mới – GV cho HS xem tranh SGK – GV nhận xét. |
– HS thực hiện trên đồ dùng.
– HS có thể dùng chấm tròn, ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để tìm ra kết quả. – Tương tự HS tìm kết quả các phép trừ còn lại: 7-2; 8-l;9-6. – Theo dõi – HS lắng nghe -HS nêu một số tình huống. HS đặt phép trừ tương ứng. HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quả vào thanh gài. – HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ (làm theo nhóm) |
– Hợp tác
-Nêu và giải quyết vấn đề -Thực hành
|
PP: Quan sát
CC: Bảng kiểm
|
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: HS làm được các phép tính trừ trong phạm vi 10 Bài 1 – YCHS đọc đề bài 1 – GV nhận xét
Bài 2 – Chơi trò “Đố bạn” để tìm kết quả phép tính – Nhận xét, tuyên dương
Bài 3 – GV hướng dẫn HS làm bài – GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. -Nhận xét, chốt. |
– Gọi các nhóm trình bày,nhóm khác nhận xét.
– Nêu đề bài 1 – Cá nhân HS làm bài 1 vào bảng con. Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn hoặc thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính). – HS đặt và trả lời câu hởi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. – HS trình bày, nhận xét hoặc bổ sung – Chơi trò chơi: -Cách chơi:Lần lượt 1 HS nêu phép tính (Phép trừ trong PV 10) 1 HS khác nêu kết quả phù hợp. -HS làm vào vở. – HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. Vi dụ: Có 9 mảnh gỗ cần sơn. Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗ chưa sơn?
Phép tính tương ứng là: 9 – 7 = 2.
|
– Hợp tác -Thực hành -Nêu và giải quyết vấn đề
PP: Hỏi đáp
-Trực quan. -Nêu và giải quyết vấn đề
|
PP: Quan sát CC: Bảng kiểm + Sản phẩm học tập
PP: Vấn đáp CC: Câu hỏi
– PP: Quan sát – CC: Thang đo
|
D. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10. Mẫu:……? – Yêu cầu HS tìm tình huống – Nhận xét.
E. Củng cố – dặn dò: – Bài học hôm nay, em học được những gì? – Nhận xét tiết học.
|
– HS nghĩ ra một số tình
huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10. – HS nêu tình huống
VD: -Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu bạn nam? *Tổ em có tất cả … bạn, trong đó có…. bạn nữ.Hỏi có bao nhiêu bạn nam? …………
– HS nêu hiểu biết của mình. – Về nhà HS tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10. – Nhận việc |
-Nêu và
giải quyết vấn đề
|
PP: Quan
sát CC:Rubrics
|
IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ: BẢNG KIỂM, THANG ĐO.
1. Bảng kiểm:
Hoạt động rút ra bài học (hoạt động 2)
2. Thang đo: Bài tập 3
(Hoạt động thực hành, luyện tập)