Kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông
Đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021
Em hãy xây kế hoạch để tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về những quy định này. Đây là câu hỏi phần thi tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai. Trong bài viết này Top tài liệu xin chia sẻ gợi ý đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021, mời các bạn cùng theo dõi.
I. Hiểu thế nào là Kế hoạch tuyên truyền
Kế hoạch tuyên truyền là tập hợp các công việc, hoạt động được sắp xếp theo một trình tự thống nhất, được lập ra nhằm đạt được mục tiêu đã được đề ra trong việc tuyên truyền về một nội dung nào đó.
Theo đó, kế hoạch tuyên truyền là một trong những bước cần thực hiện để xác định được việc cần làm gì?, làm như thế nào?, mục tiêu, yêu cầu ra sao,…
II.Kế hoạch tuyên truyền quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông
1.Mục tiêu
– Phổ biến đến mọi người biết và có ý thức chấp hành quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông.
– Đẩy mạnh ý thức, trách nhiệm của người tham gia giao thông.
– Nâng cao văn hóa giao thông, góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông.
2.Yêu cầu
– Tất cả mọi người cần ý thức được tầm quan trọng, cần thiết của các quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông.
– Công tác tuyên truyền được tất cả mọi người chuẩn bị kĩ lưỡng, thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng quy định của luật an toàn giao thông.
3.Đối tượng tham gia
Tuyên truyền đến tất cả mọi nhà, mọi người.
4.Nội dung, cách tiến hành
– Phát động các cuộc thi vẽ tranh, áp phích về quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông.
– In ấn, phát tờ rơi về các nội dung an toàn giao thông tới mọi người.
– Tổ chức tuyên truyền về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông lồng ghép vào các buổi: sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, họp gia đình, họp tổ dân phố…
– Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh của trường vào cuối mỗi buổi học.
– Tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu về các quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông, các video về kỹ năng tham gia giao thông an toàn…
– Nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
III. Nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông
1. Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
2. Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông
2.1. Khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường:
– Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
– Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
2.2. Khi chuyển hướng xe:
Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
2.3. Khi gặp xe ưu tiên:
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
2.4. Tại nơi đường giao nhau:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
2.5. Khi tránh xe đi ngược chiều:
– Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
– Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
– Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
2.6. Khi vào đường cao tốc:
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.
IV. Mức phạt hành chính hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên
Người điều khiển phương tiện không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt VPHC theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chủ xe có hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm theo điểm h Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi vi phạm theo điểm đ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vi phạm theo điểm e Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài hình thức phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như sau:
– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Trường hợp có hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
(Theo điểm b, c Khoản 11 Điều 5; điểm b, c Khoản 10 Điều 6; điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).