Lịch sử triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học?

Lịch sử triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học?

Lịch sử triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học?

Lời giải

Với tính cách là một bộ phận của ý thức xã hội, lịch sử triết học là toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của các tư tưởng triết học, các khuynh hướng, các hệ thông triết học qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội trong sự phụ thuộc (xét đến cùng) vào tồn tại xã hội.

Với tính cách là một khoa học, lịch sử triết học là khoa học nghiên cứu sự vận động, phát triển có quy luật của các tư tưởng triết học và nghiên cứu logic nội tại của các khuynh hướng, các hệ thông triết học tiêu biểu trong lịch sử.

Đặc điểm nổi bật của lịch sử triết học là có sự giao tiếp cận, nghiên cứu lịch sử triết học phải am hiểu cả lịch sử và triết học. Trước hết, phải bảo đảm được yêu cầu về tính chân thực, khách quan theo thời gian, trong đó phải nổi bật các sự kiện thuộc về triết học. Mặt khác, phải đáp ứng được yêu cầu của khoa học triết học mà quan trọng nhất là tính lý luận (triết lý) của các vấn đề lịch sử.

Khác với khoa học lịch sử, lịch sử triết học không nghiên cứu tất cả các sự kiện trong chiều dài lịch sử, mà chỉ nghiên cứu các sự kiện có tính chất điển hình liên quan đến tư tưởng triết học. Khác với triết học, lịch sử triết học không đi sâu vào nội dung tư tưởng triết học của một trường phái, một học thuyết triết học mà chỉ nghiên cứu những tư tưởng cơ bản để làm rõ quá trình hình thành, phát triển của nó.

Đối tượng của lịch sử triết học là nghiên cứu những quy luật phát triển của tư tưởng triết học và logic nội tại của quá trình phát sinh, phát triển của các hệ thống triết học.

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, lịch sử triết học có hai nhóm tính quy luật: nhóm tính quy luật phản ánh và nhóm tính quy luật giao lưu. Nhóm tính quy luật phản ánh bao gồm phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội (thực tiễn) và phản ánh sự phát triển khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội). Nhóm tính quy luật giao lưu bao gồm giao lưu đồng loại và giao lưu khác loại. Giao lưu đồng loại bao gồm giao lưu theo lịch đại (kế thừa, phát triển tư tưởng triết học nhân loại theo chiều dọc thời gian) và giao lưu theo đồng đại (liên hệ, ảnh hưởng, kế thừa, kết hợp các học thuyết triết học trong cùng một thời gian). Giao lưu khác loại bao gồm giao lưu giữa triết học với các hình thái ý thức xã hội khác (kế thừa các hình thái ý thức xã hội) và giao lưu giữa các hệ thông triết học khác nhau (giữa duy vật và duy tâm, giữa biện chứng và siêu hình).

Nghiên cứu lịch sử triết học giúp mỗi người làm giàu trí tuệ, xây dựng phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy đúng đắn, thoát khỏi ảnh hưởng tự phát của quan điểm duy tâm, siêu hình, phiến diện. Nghiên cứu lịch sử triết học còn giúp chúng ta khẳng định tính tất yếu, tính cách mạng, khoa học của nền triết học mácxít; đồng thời cung cấp cho chúng ta cơ sở lý luận khoa học để phê phán, đánh giá, đấu tranh với các trào lưu tư tưởng phản diện, bảo vệ, phát triển triết học mácxít trong tình hình mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.