Mối quan hệ giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý?

Mối quan hệ giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý?

Mối quan hệ giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý?

Lời giải

Chân lý tương đối là những tri thức đúng nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, tri thức đó cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Chân lý tuyệt đối là những tri thức hoàn toàn đúng và đầy đủ của con người về thế giới khách quan, không ai có thể bác bỏ.

Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối có quan hệ thông nhất biện chứng không tách rời, trong đó chân lý tuyệt đối là tổng số những chân lý tương đối; mỗi chân lý tương đối là một bước tiến tới chân lý tuyệt đối, chứa đựng những yếu tố của chân lý tuyệt đối.

Chân lý tuyệt đối là tổng số những chân lý tương đối, hay nói cách khác mỗi chân lý tương đối là mỗi nấc thang tiến tới chân lý tuyệt đối. V.I. Lênin khẳng định: “Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”[1]. Vì nhận thức của nhân loại là tổng số tri thức của các giai đoạn của cả xã hội loài người. Nhận thức ở mỗi giai đoạn là nấc thang tiến tới nhận thức toàn thế giới. Mỗi chân lý tương đối đều chứa đựng những yếu tố chân lý tuyệt đối, tức là bộ phận tri thức trong chân lý tương đối phù hợp điều kiện lịch sử nhất định mà về sau cũng không ai có thể bác bỏ được.

Cần phê phán chủ nghĩa tương đối đã tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý, cho rằng chúng ta chỉ nhận thức được chân lý tương đối. Từ đó, dẫn tôi nhận thức và hành động đại khái, chung chung, trừu tượng, thiếu tỷ mỹ dẫn tới chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết. Phê phán quan điểm siêu hình cho rằng con người chỉ nhận thức được chân lý tuyệt đối, cường điệu hóa tính tuyệt đối của chân lý, dẫn tới trong nhận thức và hành động đã thiếu sự sáng tạo, bảo thủ, giáo điều, rập khuôn.

[1] v.l. Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 383.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.