NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Lê Minh Khuê)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả:
– Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
– Là thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
– Thuộc thế hệ nhà văn thời kì chống Mĩ, bắt đầu viết văn những năm 70.
* Trước năm 1975: Viết về cuộc sống, chiến đấu của TNXP, bộ đội trên đường Trường Sơn.
+ Sau năm 1975: Viết về cuộc sống chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
+ Sở trường: Viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tinh tế, đặc sắc (đặc biệt là nhân vật nữ).
– Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (1978), Bi kịch nhỏ (1993), Một mình qua đường (2006).
II. Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh sáng tác: truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong tác phẩm đầu tay của nhà văn Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra.
2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ.
* Nghệ Thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện rất tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
3. Tóm tắt
– “Những ngôi sao xa xôi ” là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao làm tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom.
– Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Đặc biệt là phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – công việc diễn ra đến ba năm lần mỗi ngày.
– Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Cuộc sống của ba cô gái dù khắc nghiệt, hiểm nguy nhưng vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản thơ mộng và đặc biệt họ gắn bó, yêu thương nhau trong tinh thần đồng đội dù mỗi người một cá tính.
– Phương Định – nhân vật kể chuyện và cũng là nhân vật chính là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và hay nhớ về những kỷ niệm với gia đình và thành phố của mình. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng cứu chữa, lo lắng và chăm sóc. Một cơn mưa đá bất chợt trên điểm cao khiến các cô hết sức vui thích.
4. Ngôi kể:
– Truyện kể về ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm.
Tác dụng: Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật đồng thời phù hợp với nội dung của tác phẩm tăng tính chân thực cho câu truyện.
B. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM.
I. Những nét chung và nét riêng của bạn cô gái thanh niên xung phong:
* Họ đều là thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ, thấm nhuần lý tưởng nên đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sự mất còn chỉ diễn ra trong nháy mắt.
Họ làm tổ trinh sát mặt đường gồm : Phương Định, Nho, Thao – người lớn tuổi hơn cả và là tổ trưởng.
1. Hoàn cảnh sống chiến đấu:
– Họ sống trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt.
– Công việc đặc biệt nguy hiểm (phải chạy trên cao cả ban ngày và phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch; sau mỗi trận bom, phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu những quả bom chưa nổ, phá bom). Đây là công việc hằng ngày của 3 cô gái – một công việc vô cùng mạo hiểm, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh… “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đàng ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh đều có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định nó sẽ nổ… rồi khi xong việc quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.”
2. Những nét chung.
Tuy ba cô gái mỗi người một cá tính, hoàn cảnh riêng khác nhau, nhưng đều có phẩm chất chung của người chiến sỹ, thanh niên xung phong ở chiến trường.
* Phẩm chất : có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ : (Ở đây đầy bom Mĩ, cái chết có thể đến bất cứ khi nào để thông mạch giao thông luôn thông suốt, nên các cô luôn sẵn sàng cho
việc ra trận địa; có lúc họ suy nghĩ đến cái chết khi nguy hiểm kề bên, nhưng điều ấy chỉ thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ làm thế nào để những quả bom kia phải nổ đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng).
– Dũng cảm, gan dạ: (Sẵn sàng nhận nhiệm vụ phá bom mà không cần sự giúp đỡ nào của đơn vị cả. Dám đối mặt với thần chết mà không hề run sợ.) Sau mỗi đợt phá bom họ lại lao lên mặt đường làm nhiệm vụ không biết bao nhiêu lần họ bị bom vùi. Trong 3 người thì 2 người đã từng bị thương là Nho và Phương Định. Họ nói về cái chết nhẹ nhàng. Để sau mỗi trận bom vượt qua cái chết họ lại hát say sưa những bài hát tươi vui.
– Họ có tình đồng đội gắn bó, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quan tâm chăm sóc nhau rất chu đáo ( Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ Thao và Nho đi trinh sát bom trên cao điểm; khi Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã rất lo lắng, băng bó chăm sóc cho Nho cẩn thận với một niềm xót thương như chị em ruột thịt).
* Tâm hồn:
– Ở họ có những nét chung của các cô gái trẻ, dễ cảm xúc, hay thơ mộng, dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư. Họ rất nữ tính, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù chiến trường khói lửa.(Nho thích thêu thùa, Thao chăm chép bài hát, hay làm dáng là Phương Định thích ngắm mình truong gương, bó gối mơ mộng và thích hát).
– Bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời, có dự tính về tương lại với những ước mơ xôn xao. Họ là những cô gái sống thật giản dị, hồn nhiên, yêu đời, có tâm hồn trong sáng và là những anh hung phá bom trên tuyến đường Trường Sơn.
3. Những nét riêng:
– Nho là cô em út trong tổ trinh sát, tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định luôn liên tưởng đến một que kem mát mẻ. Thế nhưng khi bị thương Nho lại rất rắn rỏi, bản lĩnh.
– Chị Thao là một người chị cả nhưng chị hay làm dáng nhất: lông mày tỉa như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Ở nhân vật này có những nét tính cách tưởng như mâu thuẫn nhau (rất thích chép bài hát thậm chí cả những lời chị P. Định bịa ra nhưng lại không thuộc bài nào và không hát trôi chảy bài nào; trong công việc rất dũng cảm, táo bạo, quyết đoán nhưng lại sợ máu, sợ vắt.–> Trong cô có sự nhút nhát, mềm yếu của một cô gái là bản lĩnh quyết đoán của một người chiến sĩ nơi lửa đạn).
– Phương Định là một người hồn nhiên, hay mơ mộng, hay sống với những kỷ niệm tuổi tiếu nữ hồi ở thành phố.
Cả ba cô gái đều có những nét tính cách đẹp đẽ, đáng yêu. Họ là những người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên. Họ có sự kết hợp một cách hài hòa giữa cái chung và cái riêng. Lê Minh Khuê miêu tả những nữ anh hung phá bom nhưng không mang cái vẻ gân guốc, cứng nhắc, giả tạo, ngược lại họ lại rất sẵn sàng đón nhận sự nguy hiểm. Và cuộc sống ác liệt nơi chiến trường đã biến họ thành những anh hùng.
II. Nhân vật Phương Định: là người kể chuyện, là nhân vật chính để lại ấn tượng sâu đậm.
a. Có tâm hồn trong sáng:
* Nhạy cảm mơ mộng:
– Là cô gái Hà Nội, vào chiến trường đã 3 năm, đã từng có một thời học sinh hồn nhiên và vô tư.
– Hay nhớ về kỉ niệm (kỉ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt chỉ một cơn mưa vụt qua là kỉ niệm lại thức dậy trong cô…Tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái của sổ… đội trên đầu”) Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn, trong hoàn cảnh căng thảng khốc liệt của chiến trường. Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó, cô cảm thấy thú vị.
* Hồn nhiên trong sáng, yêu đời: Nét cá tính thể hiện rất rõ.
– Thích hát: “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bại ra lời mà hát. Lời tôi bịa rất lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”
Thuộc rất nhiều bài hát “Tôi thích hiểu bài: Những hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường ra mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thich ca chiu sa của hồng quân Liên xô, thích bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh…” Đó là dân ca ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều”.
– Dưới mưa, cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng” say sưa tận hưởng con mưa hồn nhiên như chưa hệ nghe thấy bom rơi đạn nổ. Đó là vẻ đẹp tâm hồn nhiên, trong sáng thật đáng yêu.
* Thương yêu chăm sóc những đồng đội của mình:
+ Chăm sóc Nho chu đáo:
+ Hiểu sóc tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương mặc dù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát.
+ Với vai đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng có thẻ hiểu hết về cách ăn nói đến đặc điểm riêng.
+ Quí trọng cảm phục tất cả những chiến sĩ, mà cô đã gặp trên trọng điểm trên con đường ra trận “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm nhất và cao tượng nhất là những người mặc quân phục, có sao trên mũ”.
+ Nét điệu đà, hồn nhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đẹp đáng yêu của cô TNXP gan dạ dũng cảm. Phương Định mang một vẻ đẹp rất nữ tính và có chiều sâu.
+ Giống như những cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá : “ Tôi là một người con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là
một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương dối mềm, một cái cỏ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Con mắt tôi được các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”!”.
+ Cô biết mình được nhiều người để ý, nhất là các anh lính rất có thiện cảm với cô. Điều đó làm cô rất vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai.
+ Nhạy cảm, nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên khiến nhiều anh lính trẻ phải tìm cách làm quen với các cô qua cánh thư “Không hiểu sao các anh pháo thủ lái xe lại hỏi thăm tôi. Hỏi thăm viết thư dài gửi qua đường dây, làm như xa cách hang nghìn cây số mặc dù chào nhau hằng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã khi bọn con gái thường xúm lại với một anh bộ đội giỏi nào đấy. Tôi thường đứng xa xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”.
b) Có phẩm chất anh hùng:
– Có tinh thần trách nhiệm với công việc : Cô nhận nhiệm vụ phá bom đầy nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hằng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục và nhạy cảm.
– Dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng. Tâm lý nhân vật được miêu tả cụ thể, sinh động, tinh tế trong một lần phá bom.
+ Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng và hồi hộp, “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rang xung quanh có nhiều quả bom chua nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…” nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo từng cử chỉ động tác, động viên, khích lệ, để rồi lòng dũng cảm tăng lên khi lòng tự trọng trong cô đã thắng bom đạn. “Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom khi có thể đứng đàng hoàng mà bước tới” Bình tĩnh tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. Chi tiết miêu tả này thống nhất với tính cách nhân vật luôn mang trong mình niềm kiêu hãnh của một cô gái Hà Nội.
+ Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thật đến cụ thể từng chi tiết khi tạo nên sức gợi tả về từng câu, từng chữ về cảm giác căng thẳng, sắc nhơn rợn người khi kề cận cái chết “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Mọt tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rung mình và thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! quả bom đang nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
– Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.
– Qua dòng suy tư của Phương Định, người đọc không cảm thấy sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.
– Phương Định cũng như Nho và Thao là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chống Mĩ cứu nước.
III. Nghệ thuật đặc sắc:
– Về phương thức trần thuật:
+ Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ bên trong nhân vật Phương Định cũng là nhân vật chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới tâm hồn của nhân vật hiện lên phong phú và đậm nét.
+ Ngôi kể này cũng tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả thế giới tâm hồn của nhân vật trong cuộc chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, làm cho câu chuyện chân thực hơn.
– Ngôn ngữ giọng điệu :
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện – một cô gái thanh niên xung phong trẻ trung người Hà Nội. Tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính.
+ Lời kể rất linh hoạt. Có khi dung những câu văn ngắn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt, nhịp nhanh tạo sự nhịp nhàng phù hợp với không khí căng thẳng nơi chiến trường. Nhưng đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm rãi, gợi những kỉ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh.
– Một nét đặc sắc nghệ thuật: nổi bật là nghệ thuật tả tâm lý nhân vật rất chân thực, sinh động lại vừa đa dạng tinh tế.
VI. Qua ba nhân vật trong truyện, em cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ?
– Cảm phục trước lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn của họ.
– Yêu mến bởi họ lạc quan, yêu đời ngay cả ở trong hoàn cảnh khó khăn bom đạn.
– Tự hào về tuổi trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ, biết ơn những con người đã đem cả tuổi thanh xuân của mình để đổi lấy độc lập tự do cho Tổ quốc. Sự hy sinh của họ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước ta.
– Liên hệ với bản thân, bộc lộ ý thức thừa kế và phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ đi trước.