Nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – hình ảnh đẹp để thể hiện tình yêu nhờ hình tượng Sóng để nói lên tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình em. Trong bài viết này Toptailieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý hay và chính xác nhất.

1. Dàn ý phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý

Mở bài

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Nữ sĩ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (cũ). Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Đặc biệt ba khổ thơ cuối của bài thơ là 3 khổ thơ hay nhất nói về những trăn trở của XQ về tình yêu và khát vọng hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào tình yêu lớn của nhẫn loại để bất tử hóa tình yêu.

Thân bài

* Về nội dung

– Ở khổ thơ  7: Suy tư về không gian rộng đến bao nhiêu, cách trở đến thế nào, nhưng khi đã tìm đến nhau thì nhất định sẽ gặp nhau (chú ý hình ảnh sóng và bờ được nhiều nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận… dùng để diễn tả tình yêu).

– Khổ 8: Suy tư về thời gian: Cụm từ ” tuy dài thế”,” vẫn đi qua”,” dẫu rộng ” như chứa đựng ở đó ít nhiều nỗi lo âu và sự ngậm ngùi của tác giả. Cuộc đời dài nhưng tuổi trẻ của con người là hữu hạn nên không ngăn nổi năm tháng vẫn đi qua. Giống như biển kia dẫu rộng cũng không ngăn nổi 1 đám mây bay về phía cuối chân trời. Nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian nên XQ tiếc cho sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc.

– Tình yêu tha thiết, mãnh liệt trong tình yêu nhưng ta vẫn bắt gặp những dự cảm lo âu đầy bất trắc của thi sĩ. Dự cảm ấy phù hợp với nguồn cảm hứng thường xuất hiện trong thơ bà.

– Khổ 9: Không phải là sự lắp ghép, hòa nhập mà phải tan vào nhau ngàn năm nồng thắm, rạo rực. Đó là tình yêu cao thượng, lớn lao, cái riêng hòa nhập vào trong cái chung và ở trong cái chung mênh mông ấy, cái riêng tồn tại vĩnh hằng. Nhưng đó chính là sự ao ước, khát khao, nhà thơ trăn trở kiếm tìm một tình yêu đích thực, khát khao tình yêu trọn vẹn.

* Về nghệ thuật 

– Hình ảnh biển và sóng quyện vào nhau trong cả ba khổ thơ, nhưng ở mỗi khổ thơ lại mang một sắc thái khác nhau.

+ Khổ 7: Sóng từ đại dương xa tìm vào với bờ, như hình ảnh em lúc nào cũng hướng đến anh

+ Khổ 8: Mây tìm đến với biển từ nơi xa.

+ Khổ 9: Tình yêu tan trong tình yêu (tan thành trăm con sóng nhỏ).

– Vần điệu tạo nên một giọng thơ vừa sôi nổi, vừa thiết tha diễn tả rất hay tâm trạng của một tâm hồn đang khát khao, tìm kiếm.

=> Xuân Quỳnh đã xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ về tình yêu. Sóng gửi gắm trong đó những suy tư ít nhiều thấp thoáng sự phấp phỏng, lo âu về sự ngắn ngủi của đời người, sự mong manh của hạnh phúc. Cũng bởi thế, bà mông hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào tình yêu lớn của nhân loại để tình yêu ấy mãi mãi được bất tử. Đó cũng là sự hiện đại trong quan niệm tình yêu của bài thơ ” Sóng ”

Kết bài

– Khẳng định giá trị của 3 khổ thơ trong toàn bộ bài thơ

– Khẳng định về tài năng của Xuân Quỳnh trong việc xây dựng nhân vật trữ tình.

Phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý

2. Phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Là một người phụ nữ dịu dàng, gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, cuộc sống. Những bài thơ của bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ gặp nhiều trắc trở, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, thì Xuân Quỳnh sẽ là “nữ hoàng thơ tình” với những tác phẩm về tình yêu đôi lứa sâu sắc. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của bà là bài thơ “Sóng” bài thơ hiếm hoi viết về tình yêu mà đến nay vẫn còn chỗ đứng trong lòng người đọc. “Sóng” không chỉ thể hiện những nét tương đồng, chiều dài của nỗi nhớ, băn khoăn trong tình yêu mà còn thể hiện những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu, những nỗi niềm khát vọng ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ sau:

“Ở ngoài kia đai dương

Để ngàn năm còn vỗ”

Bài thơ “Sóng” in trong tập “Hoa dọc chiến hào” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác của bà tại vùng biển Diêm Điền. Bài thơ với hình ảnh chủ chốt là con song biển cũng chính là song lòng của người phụ nữ đang khao khát tình yêu. Cùng hai hình tượng không phải liên tiếp nhau mà song hành nhau là song và em. Để đến được tình yêu, thì con song ấy phải vượt qua biết bao đại dương bao lo đến được với “bờ”:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Trong tình yêu, không phải lúc nào cũng hạnh phúc có những lúc trắc trở, chia xa. Dù có gặp phải bao nhiêu khó khăn thử thách, thì em cũng đến bên anh cũng như các quy luật của cuộc sống; ngoài kia đại dương có bao la rộng lớn đến đâu thì con sóng nếu nổ lực thì “con nào chẳng tới bờ”; cũng như đám mây cho dù có gặp những bước cản về mặt thời tiết gió thổi mạnh, hay đại dương bao la kia thì thì chúng vắng lặng lẽ trôi trôi về phía cuối chân trời. Biện phép nghệ thuật ẩn dụ, nhận hóa cho thấy được những suy tư lo âu của người con gái khi yêu với người yêu khi cách xa về mặt địa lý. Khẳng định một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, một tình yêu chân thành, khi hai người thật sự yêu nhau thì khoảng cách cũng trả là gì, nếu không tin vào câu “xa mặt cách lòng” thì dù bao lâu học vẫn sẽ đợi nhau.

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Từ khoảng cách, Xuân Quỳnh nghĩ tới thời gian. Một ngày em chờ đợi anh thì thời gian của chúng ta cũng ngắn đi một ngày. Đời người kéo dài trăm năm “tuy dài thê” nhưng tháng năm những thứ đẹp đẽ nhất rồi “vẫn đi qua”. Cuộc đời mỗi người đều được quyết sẵn thời gian, không ai có thể tồn tại vô tận; tuổi trẻ của em rồi cũng qua đi để lại là những vết hằn theo thời gian trên khuân mặt, rỗi có ngày em không còn giữ được sự trẻ trung như mình đã từng. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa năm tháng đi qua; chứa đựng những nỗi lo âu và ngậm ngùi, xót xa của nhà thơ. Chưa bao giờ em lại thấy sợ thời gian đến vậy, sự trổi dậy của thời gian tiếc cho sự hữu hạn của con người, thời gian là vật vô tri vô giác nhưng lại là thứ vô hạn. Lo sợ về sự phai nhạt, đỗ vỡ của tình yêu như “biển kia dẫu rộng” cũng không ngăn nổi dám “mây bay về xa” về phía chân trời. Nhưng em vẫn tin vào tình yêu, vào tâm lòng của anh và ý nghĩa tình yêu của mình.

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con song nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Người phụ nữ ấy không muốn giành tâm trí vào việc lo lắng vào tình yêu, mà nghĩa về tương lai khát khao sống mãi với tình yêu. Em muốn được “tan ra”, “thành trăm  con sóng nhỏ”. Khát khao được tan ra thành những con song bé nhỏ để hòa mình vào biển lớn để sống mãi trong tình yêu, được bên anh mãi mãi, một tình yêu rộng lớn để bản thân em “ngàn năm còn vỗ”. Khát khao hóa thân, hiến mình vào tình yêu bắt tử, mang một trái tim đầy yêu thương nhưng không tầm thường, đố kỵ trao hết cho anh những gì tinh túy nhất trong con người em. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện cho mọi thấy được trái tim yêu của mình, không tranh giành một tình yêu ích kỷ cho riếng mình, mà mong muốn niềm hạnh phúc của mình sẽ hòa vào niềm hạnh phúc của cuộc đời lớn, cái riêng tồn tại trong cái chung. Và mục đích cuối cùng của nhà thơ vẫn là một tình yêu vĩnh cửu không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách và thời gian.

Bài thơ “Sóng” không chỉ xuất sắc về mặt nội dung, mà còn có những biện pháp nghệ thuật sử dụng thể thơ năm chữ, câu văn ngắn ngọn, xúc tích, cách ngắt nhịp độc đáo, xây dựng các hình ảnh ẩn dụ nhận hóa giàu sức liên tưởng. Hình ảnh biển và song xuất hiện hòa quyện vào nhau nhưng chứa đựng những sắc thái cảm xúc khác nhau.

Qua ba khổ thở, diễn tả được những lo lắng, nhớ nhung của người phụ nữ khi đợi chờ tình yêu. Khát vọng nắm bắt tình yêu của tác giả, đưa tình yêu của mình trở nên thật vĩ đại, bắt tử theo thời gian. Chứng tỏ được rằng, khi yêu hai người nếu thật sự có tình cảm với nhau thì những trở ngại về không gian, thời gian cũng trở nên vô ích chỉ cần trái tim họ vẫn hướng về nhau là được.

———————————-

Trên đây, Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu cách Phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.