Mùa xuân chín được hội tụ đầy đủ bút lực tài năng của Hàn Mặc Tử, cũng thể hiện được rõ ràng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đó. Để hiểu hơn về tác phẩm Mùa xuân chín, hãy cùng Toptailieu tìm hiểu qua Dàn ý và phân tích bài Mùa xuân chín dưới đây!

Dàn ý phân tích bài Mùa xuân chín

Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Mùa xuân chín

Thân bài:

– Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật

– Phân tích cảnh mùa xuân qua cái nhìn của nhân vật trữ tình

– Tình xuân được thể hiện qua cảnh xuân qua niềm khao khát với cuộc đời của nhân vật trữ tình

– Đánh giá mạch cảm xúc và sự liên kết của cảnh và người, nét đặc sắc của bài thơ.

Kết bài: Khẳng định tư tưởng bài thơ, sự thành công của tác giả.

Phân tích bài Mùa xuân chín học sinh giỏi kèm dàn ý

Bài văn mẫu phân tích Mùa xuân chín

Những người yêu thơ chắc chẳng còn ai xa lạ với cái tên Hàn Mặc Tử. Ông là một nhà thơ trữ tình luôn thể hiện lòng khao khát cuộc đời qua từ câu chuyện, từng con chữ. Hàn Mặc Tử còn được biết đến là một giọng thơ đẹp nhưng đầy bí ẩn, lời thơ man mác đau thương. Điển hình nhất cho giọng văn ấy không thể không kể đến bài thơ Mùa xuân chín, một tác phẩm vô cùng thành công của Hàn Mặc Tử.

Mùa Xuân chín đã tạo ấn tượng với độc giả ngay từ nhan đề của nó. “Chín” là một tính từ không được dùng để nói về mùa xuân. Tuy nhiên, trong bài này cách tác giả dùng từ rất hợp. Thứ chín muồi ấy không chỉ là một mùa, mà còn là sự thăng hoa trong cảm xúc của Hàn Mặc Tử. Khác với những bài thơ đầy ánh trăng và những hình ảnh mơ màng thường thấy, khung cảnh mùa xuân đẹp đẽ lại mang đến cho con người sự sống và lòng khao khát yêu thương. Hàn Mặc Tử đã tạo nên một Mùa xuân chín đầy sức sống, căng tràn như một thực thể có thể cầm lấy được.

Xuyên suốt bài thơ, ta có thể thấy được hình ảnh của nhân vật trữ tình. Tác giả đang lúc đắm chìm vào thiên nhiên, cảm nhận hết cái nhựa sống căng tràn của mùa đầu năm. Qua khung cảnh xa lạ mà quen thuộc, nỗi nhớ quê thân thương bỗng chợt ùa về. Mạch thơ được xen kẽ linh hoạt niềm thương nhớ của tác giả, cùng thêm cả khát vọng tận hưởng từng giây phút đẹp đẽ cuộc đời khi xuân tới.

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”.

Ngay trong đoạn thơ đầu tiên, tác giả đã vẽ nên một bức tranh đẹp đến mơ màng. Từ ánh nắng, làn khói đều tạo nên sự hoà hợp và khung cảnh như chẳng phải cõi trần. Sắc năng cùng hình ảnh mái nhà tranh lấm tấm vàng khiến cho người đọc hình dung luôn tới một bức tranh vàng ruộm ấm áp. Trong khung cảnh tĩnh lặng ấy, làn gió xôn xao và tà áo biếc như một điểm chấm phá, cũng báo hiệu cho sự xuất hiện của nhân vật trữ tình. Câu thơ cuối, tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ để giúp chuyển cảnh từ mái nhà đến giàn thiên lý thêm tự nhiên. Nó cũng giúp người đọc hiểu được, tất cả những khung cảnh ấy đều là biểu hiện của “bóng xuân sang”. Xuân về, nhẹ nhàng trên giàn cây mái nhà, tựa như chẳng muốn con người biệt được.

“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

Cảnh đẹp, tất nhiên cũng có những hình ảnh con người xinh đẹp. Hình ảnh xuân dịu dàng khiến tác giả liên tưởng đến những người con gái chơi đùa trong nắng nhẹ. Các cô vui đùa, ca hát. Tiếng hát như tiếng sáo lanh lảnh giữa núi rừng, dẫn dắt tình cảm của nhân vật trữ tình. Tiếng hát ấy như lời tâm tình, là sự hạnh phúc khi xuân tới, những thiếu nữ chớm đôi mươi được Hàn Mặc Tử khéo léo giấu tâm tình trong từng câu thơ. Xuân xanh tượng trưng cho những thiếu nữ trẻ, biết rằng tới tuổi, sẽ có người đi tìm hạnh phúc và nhận được hạnh phúc, rời xa những cuộc vui thiếu nữ.

Gặp lúc mùa xuân chín ấy mà thổn thức:

“Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.

Mùa xuân chín dưới đây như đại diện cho độ tuổi đôi mươi đẹp nhất của các cô gái trẻ. Sức sống và sắc đẹp khiến cho những người ngang qua lưu luyến. Là người đang nhớ “làng” hay nhớ “nàng”? Thông qua đoạn thơ này, chúng ta còn thấy được tình cảm của tác giả với nhân vật “chị” khi làm nổi bật lên hình ảnh người con gái đảm đang. Cảnh vật xung quanh như phát sáng, làm nền cho con người.

Hàn Mặc Tử đã rất thành công khi thông qua hình ảnh mùa xuân, hình ảnh cảnh vật quen thuộc để tỏ nỗi lòng của một người con xa quê. Cách dẫn dắt của ông cũng rất tài tình, từ cảnh vật chuyển cảnh đến con người vô cùng tinh tế. Những câu thơ mang đậm sự hài hoà về cả xuân sắc, cả tình người. Mùa xuân chín được hội tụ đầy đủ bút lực tài năng của Hàn Mặc Tử, cũng thể hiện được rõ ràng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đó. Những tinh hoa ấy có lẽ chúng ta chẳng thể thấy và cảm nhận được, nhưng Hàn Mặc Tử còn thông qua nó để thể hiện cả cảm xúc của mình thật tinh tế.

Khao khát với mùa xuân và sức sống được bộc lộ từ cảnh vật đến con người làm độc giả cuốn theo dòng tâm trạng của tác giả. Hàn Mặc Tử đã rất thành công khi xây dựng tình tiết khéo léo và giọng thơ độc đáo.

——————————————

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn phân tích bài Mùa xuân chín. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.