Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá học sinh giỏi kèm dàn ý sẽ cho ta thấy được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống, cùng tinh thần lao động hăng say của ngư dân vùng biển. Qua đó có thể thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả
1. Dàn ý Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá học sinh giỏi
a. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
b. Thân bài
* Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người đi biển
– Đoàn thuyền ra khơi vào chiều hoàng hôn với tâm thế hào hứng, phấn khởi của các ngư dân
– Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ đã tô điểm thêm màu sắc cho bức tranh hoàng hôn ở biển
– Sự giàu có của biển cả được ghi lại bằng biện pháp so sánh sinh động
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
– Đoàn thuyền trông vẫn rất to lớn và hùng vĩ chứ không hề nhỏ bé trước thiên nhiên biển cả
– Đánh cá giống như một trận chiến nhưng nó không hề mang lại áp lực cho người ngư dân mà trái lại học còn rất vui vẻ, hăng say với công việc này.
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về
– Đoàn thuyền trở về trong tư thế oai nghiêm và hùng hồn
– Những tiếng hát vang dội như thể hiện sự chiến thắng
c. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên những cảm nhận của mình qua bài thơ trên.
2. Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá học sinh giỏi kèm dàn ý
Huy Cận chính là một tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới những năm 1945. Phong cách thơ của Huy Cận mang hơi hướm tươi trẻ, luôn hướng tới những điều tích cực và vẻ đẹp của quê hương, con người. Trong một chuyến đi thực tế tại Quảng Ninh vào năm 1968, Huy Cận đã bị say trước hình ảnh con người lao động nơi đây. Từ đó, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra đời, một bức tranh sinh động và tràn đầy năng lượng của những người dân chài Quảng Ninh.
Khác với cuộc sống thường ngày củamọi người sáng đi tối về, người dân làng chài thường trở về nhà đương lúc nắng vừa lên, bắt đầu làm việc khi ai nấy đều đã trở về nhà:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”
Thiên nhiên hiện lên với sự hùng vĩ, nhưng lại được tác giả gói ghém lại dưới định nghĩa một ngôi nhà. Mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa khổng lồ từ từ chìm xuống biển, cũng là báo hiệu một ngày làm việc dài. Trái đất giờ là một căn nhà khổng lồ, màn đêm như cánh cửa lớn, còn sóng chính là then khoá. Lúc này chính là thời gian con người nghỉ ngơi, nhưng chính lúc này, những người dân chài mới bắt đầu công việc của mình. Từ “lại” trong câu thơ được hiểu như một công việc được lặp lại mỗi ngày, đã quen thuộc với những người lao động. Tuy vậy tinh thần của họ vẫn luôn hững khởi, không chán nản đối với công việc của mình.
Bắt đầu thời gian làm việc, họ cũng cất lên tiếng hát yêu đời, say mê: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đó là câu hát về cuộc sống trong suốt hành trình làm việc kéo dài từ đêm tới sáng của mình.
“Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!
Trong câu hát của những người ngư dân, ta thấy được sự trù phú của biển cả. Nơi đây chứa rất nhiều tài nguyên, đó là những loại cá có thể mang lại cho họ nguồn thu nhập. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan, luôn hướng về tương lai của những người nông dân làng chài, những khó khăn trước mắt không thể khiến họ đầu hàng.
Với sự yêu đời, người ngư dân có một đêm làm việc hăng say trên biển:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận, lưới vây giăng”
Câu thơ đắt giá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”, hình ảnh con người như là người làm chủ thiên nhiên khi có thể điều khiển được “gió” và “trăng”. Hình ảnh con thuyền băng băng tiến về phía trước không quản khó khăn. Việc ra khơi đánh cá không tầm thường, tác giả thể hiện cái không tầm thường ấy ở chỗ biến nó thành một thế trận, thể hiện sự hùng vĩ của biển khơi.
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Xuống khổ này, ta có thể nhận thấy con người giờ đây đã làm chủ được cả thiên nhiên. Phía trước là điều khiển gió trăng, đoạn này tác giả còn để người ngư dân có thêm ma lực gọi đàn cá vào lưới. Qua đây, tác giả cũng thể hiện niềm kính yêu của mình đối với biển cả, coi biển cả như đấng dưỡng dục con người.
Kết quả của một đêm hăng say lao động được tác giả miêu tả:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
Đêm dài kết thúc, họ trở về nhà với những chiến lợi phẩm của mình. Đó là những mẻ lưới đầy cá tôm, là tài sản to lớn của người ngư dân vùng biển. Những hành động như kéo xoăn tay, lưới xếp cũng được tác giả miêu tả, không bỏ qua bất kì hành động nào của những người ngư dân.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả thật đẹp ở khổ thơ cuối:
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.”
Câu hát được lặp lại lần thứ ba trong bài thơ, chứng tỏ nó chính là một giai điệu, hay một nghi thức quan trọng của những người ngư dân. Nó còn thể hiện được sự phấn khởi của người dân sau một đêm thu hoạch bội thu. Hình ảnh thiên nhiên lúc bình minh cũng được tác giẩ ghi lại với nhiều khung cảnh tuyệt đẹp. Và trong số đó, nổi bật nhất chính là hình ảnh đoàn thuyền căng buồm, chạy đua với mặt trời.
Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa của mình, Huy Cận đã mang đến cho người đọc những khung cảnh đẹp đẽ không kém phần tráng lệ. Đó là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và sự trù phú của biển cả. Trong đó, hình ảnh con người lao động cũng không chịu thua kém khi có thể làm chủ được cả thiên nhiên.
——————————-
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá học sinh giỏi kèm dàn ý. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.