Hướng dẫn Phân tích bài thơ đồng chí 10 câu giữa học sinh giỏi hay nhất kèm dàn ý chi tiết sẽ giúp các bạn bổ sung thêm kiến thức về Ngữ văn 9 và nâng cao khả năng làm văn phân tích. Mời các bạn tham khảo bài viết nhé!

1. Dàn ý Phân tích bài thơ đồng chí 10 câu giữa học sinh giỏi

a. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

b. Thân bài

* Xuất phát của người lính và sự hình thành đồng chí (ba câu đầu)

– Những người chiến sĩ đều xuất phát từ những người nông dân chất phác

– Hình ảnh cây đa, giếng nước, ruộng nương là những hình ảnh quen thuộc của làng quê càng làm rõ thêm về thân phân của những người chiến sĩ

– Cho thấy sự hy sinh, từ bỏ mọi thứ nơi quê nhà để lên đường chiến đấu giành lại hòa bình cho đất nước

* Sự khó khăn vất vả cùng sự thiếu thốn của những người lính nơi chiến trường (6 câu cuối)

– Thời tiết lạnh giá cắt da cắt thịt đã làm cho các chiến sĩ bị những trận sốt rét hoành hành

– Hình ảnh trái ngược rét run người và trán đẫm mồ hôi càng làm cho ta thấy thêm sự khắc nghiệt của thiên nhiên với các chiến sĩ

– Hình ảnh sóng đôi áo rách và quần vá càng làm rõ thêm sự thiếu thốn của các chiến sĩ

– “Chân không giày” lại là một hình ảnh cho ta thấy thêm sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của những người lính trên chiến trường năm xưa.

– Tuy chịu vô vàn khó khăn nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười trên môi, một nụ cười “buốt giá” nhưng cũng là những nụ cười động viên, an ủi nhau nơi rừng sâu lạnh lẽo

– “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: một hình ảnh đẹp mà cảm động thấm đẫm tình người. Họ đã cùng nhau trải qua bao cơn bạo bệnh, bao thiếu thốn, khó khăn chỉ bằng một cái nắm tay.

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên những bài học cho bản thân thông qua mười câu thơ trên.

2. Phân tích bài thơ đồng chí 10 câu giữa học sinh giỏi 

Phân tích bài thơ đồng chí 10 câu giữa học sinh giỏi

Hình ảnh người lính có thể được coi là một hình ảnh đẹp và thiêng liêng nhất, đề tài về người lính cũng xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam theo chiều dài lịch sử. Có một bài thơ đến nay mỗi người đều nhớ và đọc lên được đôi ba câu, đó chính là bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu. Bằng ngôn ngữ thơ bình lặng mà da diết, tác giả đã thể hiện rõ nét tình đồng đội cao thượng này. Và sự gắn kết, khăng khít giữa những người đồng đội không chỉ bởi ngày tháng kề vai sát cánh kháng chiến, mà còn do cùng chung hoàn cảnh, xuất thân. Điều này được làm rõ trong những câu thơ dưới đây:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có nhiều mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

    Đồng chí có nghĩa là người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau. Không chỉ vậy, những người đồng chí trong bài thơ còn có chung hoàn cảnh, chung mối lo nơi quê nhà. Đó chính là tình người nồng thiết chứ không hề khô khan như cách định nghĩa bên trên. Họ có thể cảm nhận được những tâm tư, tình cảm thầm kín của nhau. Từ đó sinh ra mối liên hệ sâu sắc, tình cảm giữa hai người đồng đội.

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    Gia đình của những người đồng chí ấy đều chẳng sung túc khá giả. Họ xuất thân là những người nông dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng, đến khi đi xa cũng suy nghĩ tới quê nhà. Với những người nông dân, mục tiêu cả cuộc đời ban đầu chỉ đơn giản là được ăn no, có chỗ ngủ. Chính vì vậy hình ảnh cánh đồng và ngôi nhà được tác giả nhắc tới. Vậy mà, giờ đây họ gác lại tất cả để lên đường ra chiến trường. Lời thơ tựa như lời thủ thỉ tâm tình, nhân vật không dùng tôi để nói về hình ảnh, mà sử dụng “anh”. Điều đó khiến cho những câu nói càng trở nên gần giũ, thân thiết. Tôi biết rằng anh sẵn lòng từ bỏ nơi yên thân của mình vài chục năm, ruộng nương gửi bạn thân, mặc kệ căn nhà và cả biết bao người chờ đợi. Anh để lại gánh nặng nơi quê hương để chiến đấu, cũng như bản thân của “tôi” vậy.

Với người nông dân, ước mơ về ruộng nương, căn nhà là tất cả, vì vậy họ luôn gắn bó, giữ gìn những gì mình có.Nhưng chỉ vì một lời kêu gọi của Tổ Quốc, họ sẵn sàng từ bỏ tất cả để ra chiến trường. Lời thơ như là lời tâm tình, của nhưng người cùng cảnh ngộ. Như vậy, câu thơ nói những hinh ảnh đại diện cho quê hương nhớ người lính, thực chất lại là người lính nhớ nhà. Họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau những thứ thầm kín nhất, tâm sự những điều vướng bận trong lòng mình. Cũng chính những đêm như thế, tình cảm giữa những người lính cáng thêm sâu sắc.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có nhiều mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

     Người ta nói thơ Chính Hữu có thể cô đọng cảm xúc. Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng gợi cảm biết bao. Chỉ cần mấy câu ngắn nhưng hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp hiện lên tất cả. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, ai cũng trải qua những khó khăn của người lính, là bệnh tật đau ốm, là quần vá áo rách. “Áo anh” và hình ảnh “quần tôi”, dùng phép đối để nhấn mạnh về cái tương đồng trong hàng ngũ những người lính cách mạng. Đáng chú ý, người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy thể hiện nét đẹp trong tình cảm, trọng người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đội làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá. Tình cảm những người lính như ngọn ửa bùng lên sưởi ấm lòng người trong những đêm buốt giá.

Qua ngòi bút tài hoa của Chính Hữu, hình ảnh những người lính chống Pháp đã xuất hiện trước mặt người đọc một cách sinh động và đẹp đẽ nhất. Họ là những người xuất thân từ nông dân bình thường, nhưng lại có một tấm lòng và tình thương vô bờ. Mặc kệ những khó khăn, họ vẫn vượt lên và sưởi ấm lẫn nhau bằng trái tim ấm áp.

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích bài thơ đồng chí 10 câu giữa học sinh giỏi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.