Phân tích bài thơ Sóng

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh về tình yêu của người con gái

Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh chúng ta đã có cái nhìn về thơ của bà vừa sâu sắc, lắng đọng, vừa dịu dàng nhưng cũng không kém phần dữ dội. Những tác phẩm của chị đã làm nên nhiều thi phẩm đặc sắc về tình yêu và tuổi trẻ cho nền văn học nước nhà thời bấy giờ.

Xuân Quỳnh, nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ ca của bà chan chứa tình yêu, đằm thắm, dễ đi vào lòng người. Sóng là một trong số các tác phẩm nổi bật đó. Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh để cảm nhận được những điểm độc đáo trong thơ ca của nữ thi sĩ tài ba này.

Tìm hiểu về nhà thơ Xuân Quỳnh để lập dàn ý phân tích bài Sóng

1. Tiểu sử 

– Xuân Quỳnh (1942 – 1988)

– Quê quán: La Khê – thành phố Hà Đông – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đ ình và tình mẫu tử.

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Tác phẩm chính

– Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),…

b. Phong cách sáng tác

– Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả

– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.

Dàn ý Phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh – Mẫu số 1

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng:

+ Với một trái tim yêu và tha thiết được yêu, hồn thơ Xuân Quỳnh luôn khiến ta phải đắm say, thơ bà như nói hộ lòng mình của bao người con gái vốn thẹn thùng e ấp trong tình yêu.

+ Bài thơ Sóng trích trong tập “Hoa dọc chiến hào” tiêu biểu cho hồn thơ ấy.

2. Thân bài

– Những quy luật, cung bậc cảm xúc trong tình yêu qua hình tượng sóng và em – hai hình tượng song hành.

+ Dẫn chứng: Khổ thơ 1, 2.

– Trái tim thủy chung và nỗi khát vọng tình yêu của “em”

+ Dẫn chứng: Khổ thơ 3, 4.

– Nỗi nhớ nhung ngập tràn trong lòng em, trong từng khoảnh khắc, mênh mang, dạt dào, da diết, nỗi nhớ đang lên theo từng đợt sóng, âm ỉ trong trái tim “em”.

+ Dẫn chứng: Khổ thơ 5, 6.

– Khát vọng được dâng hiến hết mình, hy sinh bản thân mình, sống trọn vẹn cuộc đời mình cho tình yêu.

+ Dẫn chứng: Khổ thơ 7, 8, 9.

3. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.

– Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sóng.

Bằng hình tượng giản dị, gần gũi, lời thơ nhẹ nhàng, sáng trong, Xuân Quỳnh đã viết nên một nốt nhạc ngân nga của tình yêu mang lời tâm sự nghẹn ngào mà thổn thức lòng người.

Dàn ý Phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh – Mẫu số 2

1. Mở bài:

– Giới thiệu về Xuân Quỳnh và khái quát về bài thơ Sóng.

2. Thân bài:

a. Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái

– Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ

=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái khi yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.

– Để hướng đến một tình yêu rộng lớn, đích thực luôn là khát vọng của con người cũng giống như những con sóng không chịu bó hẹp trong lòng sông mà muốn vươn ra biển cả:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

– Sóng tìm ra tận bể là tìm thấy chính mình. Trong tình yêu của con người cũng vậy, đến với tình yêu con người mới tìm thấy chính mình và luôn tự hoàn thiện mình.

– Nhân vật trữ tình cảm nhận sự tương đồng giữa sóng và khát vọng tình yêu của tuổi trẻ:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

– Khát vọng tình yêu đã hóa thân vào một biểu tượng đẹp là sóng. Giống như con sóng muôn đời vẫn dạt dào biển cả, tình yêu muôn đời vẫn là nỗi khát khao, đam mê của tuổi trẻ.

b. Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu

– Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như điểm khởi đầu bí ẩn của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu”

– Nhân vật trữ tình tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình, tự soi vào lòng mình để tìm lời giải đáp cho sự khởi nguồn của tình yêu để rồi em bất ngờ thú nhận bằng một sự chân thành, tự nhiên và rất phụ nữ:

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

– Ngay cả Xuân Diệu “ông hoàng thơ tình” cùng từng phải khẳng định:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng gió nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”

=> Như vậy, tình yêu đến với mỗi con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức và lí trí. Đó chính là điều kì diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.

c. Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

– Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

– Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

– Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

– Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

– Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

– Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

d. Những suy tư về cuộc đời và khát vọng tình yêu

– Suy tư về cuộc đời: Cuộc đời mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn là hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

– Khát vọng hóa thân, phân thân vào sóng thật mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa thật sự hạnh phúc khi hòa nhập trong biển lớn tình yêu của cộng đồng:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

=> Khát vọng hóa thân vào biển lớn tình yêu mang một giá trị văn hóa lớn, tạo nên sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung; giữa cái hữu hạn và vĩnh hằng.

3. Kết bài:

Cảm nhận chung về bài thơ.

Phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh – Bài mẫu 1

Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967 sau chuyến đi đến tỉnh Thái Bình. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào, là tác phẩm đặc sắc nói về tình yêu, thể hiện nổi bật nhất phong cách thơ ca của Xuân Quỳnh.

Phân tích bài thơ Sóng

Sóng thể hiện khá đầy đủ phong cách thơ ca của Xuân Quỳnh

Xuyên suốt toàn bộ bài thơ là hình tượng Sóng. Sóng được Xuân Quỳnh sử dụng như một hình ảnh ẩn dụ để nói về tình yêu của người con gái, khẳng định cái tôi trữ tình trong thơ cả của bà. Song hành hình ảnh Sóng là hình tượng Em. Hai hình tượng được đặt ở vị trí nhanh nhau, có lúc tách biệt, có lúc hòa nhập, tạo nên một bài thơ Sóng. Xuân Quỳnh đã vô cùng tài tình khu mượn hình ảnh sóng để diễn tả tâm trạng, các sắc thái khác nhau trong tình yêu trên con đường đi tìm hạnh phúc.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Mở đầu bài thơ, chúng ta đã thấy hình ảnh của sóng và nước. Xuân Quỳnh đã dùng những từ ngữ miêu tả hết sức chân thực về sóng. Có lúc sống ồn ào dữ dội, có lúc lại lặng lẽ dịu êm, luôn biến đổi theo không gian và thời gian, muôn hình vạn trạng. Những cho đến bây giờ, đã có ai tìm được câu trả lời chính xác vì sao sóng lại như vậy. Quả thật là vô ích nếu cứ đi tìm câu trả lời vì đến Sóng còn không hiểu nổi mình. Để hiểu mình, sóng đã phải tìm ra tận bể, nơi ngọn nguồn, sâu thẳm. Có lẽ ở những nơi như bể lớn, sóng mới có thể hiểu được chính mình.

Phân tích bài thơ Sóng (ảnh 2)

Sóng luôn ồn ào, mạnh mẽ như nỗi nhớ em anh cho anh

Qua phân tích bài thơ sóng Xuân Quỳnh, ở những câu đầu tiên ta đã thấy sóng có tâm trạng như con người. Phải chăng chính vì lý do đó, tác giả đã mượn sóng để nói đến hình ảnh người con gái cùng tình yêu chung thủy của họ. Sóng có những đặc điểm kì lạ, khó hiểu như chính sự đa dạng, khó giải thích của tình yêu. Xuân Quỳnh đã lấy sóng nước để nói đến sóng tình. Giống như sóng, chúng ta cũng không thể giải thích về tình yêu cũng như sự tồn tại của nó.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng không hề thay đổi cho dù thời gian có tác động, cũng giống như tình yêu, cho dù thời gian có dài như thế nào, tình yêu vẫn luôn tồn tại, vẫn vẹn nguyên. Tình yêu từ ngàn đời như một quy luật của tự nhiên. Tuy không có giới hạn về độ tuổi nhưng tình yêu vẫn phổ biến nhất ở người trẻ, tình yêu bồi hồi trong ngực trẻ. Ở tuổi thanh xuân, tình yêu của chúng ta thường mãnh liệt nhất, nhiều ý nghĩa, nhiều kỷ niệm nhất. Tình yêu làm cho trái tim trở nên bồi hồi, tràn đầy sức sống, lúc nào cũng thổn thức, khát khao hạnh phúc.

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

…………

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh, ta thấy, sóng đã vượt muôn vàn khó khăn để tìm ra tận bể. Giống như em vượt mọi trở ngại để tìm đến anh, dành tình yêu cho anh. Xuân Quỳnh đặt ra rất nhiều câu hỏi, những câu hỏi tuy đơn giản nhưng hoàn toàn không thể trả lời.  Xuân Quỳnh đã gợi ý “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng sau đó lại hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?”, khiến cho người đọc vừa mới tìm được câu trả lời đã lại nhanh chóng rơi vào trạng thái bế tắc. Cho dù có ra tận bể, sóng vẫn không thể tìm được câu trả lời của mình.

Em cũng vậy, em giống như là sống, cho dù đã hòa mình vào tình yêu của nhau nhưng em vẫn không thể hiểu được em. Xuân Quỳnh mượn sóng để muốn hỏi tình yêu của anh và em bắt đầu từ đâu ? Từ cái gì ? Từ khi nào ? Từ ánh mắt, nụ cười hay giọng nói?. Và vẫn là câu trả lời “Em cũng không biết nữa”

Trên thực tế, trong tình yêu, chúng ta không cần phải giải thích những điều trên. Trong tình yêu như Xuân Quỳnh gửi gắm chỉ tồn tại sự yêu và sự nhớ, nhớ tha thiết, yêu nồng cháy như “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước”. Sóng lúc nào cũng sôi sục, vỗ vào bờ bất kể ngày hay đêm “Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”. Giống như tình yêu của em không bao giờ thôi nhớ nhung, kể cả trong mơ “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Tình yêu là vậy đấy!. Nỗi nhớ của em khắc khoải, trằn trọc, bất cứ không gian thời gian nào.

Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của người con gái khi yêu bất chấp cả thời gian ngày đêm, không gian bốn phương tám hướng. Những tình yêu thì chỉ có một phương, đó là “phương anh” “Nơi nào em cũng nghĩ – Hướng về anh một phương”. Qua đó, tác giả nói lên sự thủy chung cũng là sắc thái không thể thiếu trong tình yêu. Những người yêu nhau thì luôn hướng về nhau, xem nhau là động lực, soi sáng và sưởi ấm cho nhau.

Phân tích bài thơ Sóng (ảnh 3)

Dù thế nào thì sóng luôn vỗ vào bờ như tình yêu của em luôn hướng về anh

Trên thực tế, tình yêu đời thường tuy đẹp và bình dị nhưng đều không tránh khỏi những dâu bể, khổ đau và cả ly biệt. Chính vì thế ngoài nhớ nhung, luôn hướng về nhau, chung thủy một lòng với người mình yêu còn phải đủ can đảm để vượt qua mọi rào cản, chông gai thử thách mới có thể đến được bến bờ hạnh phúc.

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh để thấy, cho dù sống có bị vùi dập thế nào bởi gió, bão thì cuối cùng vẫn vỗ vào bờ. Như tình yêu của em dành cho anh, có dù khó khăn giảm khổ nào cũng vượt qua hết để đến với anh. Nhưng cho dù thiêng liêng là thế, những tình yêu đôi lúc cũng vô cùng mong manh, ngắn ngủi và khó giữ gìn. “Mây vẫn bay về xa” như một sự chấp nhận rằng, chắc chắn tình yêu sẽ không phải lúc nào cũng đẹp đẽ, trường tồn được.

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Suy cho cùng, tình yêu con người thì sẽ luôn trăn trở, khắc khoải như chính con sóng nơi biển lớn. Khi nỗi trăn trở ngày một lớn, thì con người lẽ tất nhiên sẽ làm mọi thứ để thoát khỏi sự bức bách này. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng tan thành hàng trăm con sóng nhỏ giữa hải dương bao la rộng lớn, như để nói tình yêu dù tan ra vẫn tồn tại mãi mãi, không bao giờ biến mất. Tình yêu luôn bùng cháy và trở thành nổi khát vọng không thể dập tắt trong mỗi người. Khát vọng này tuy sôi sục, dậy sóng nhưng cũng không kém phần nữ tính, khiêm nhường.

Phân tích bài thơ Sóng (ảnh 4)

Chân dung mô phỏng nhà thơ Xuân Quỳnh

3. Kết bài Phân tích bài thơ Sóng

Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh chúng ta đã có cái nhìn về thơ của bà vừa sâu sắc, lắng đọng, vừa dịu dàng nhưng cũng không kém phần dữ dội. Những tác phẩm của chị đã làm nên nhiều thi phẩm đặc sắc về tình yêu và tuổi trẻ cho nền văn học nước nhà thời bấy giờ. Bài Sóng chính là biểu tượng, là tiếng nói của tình yêu. Trong tình yêu luôn phải tồn tại nỗi nhớ, sự thủy chung và niềm tin vượt qua mọi gian khổ để tìm đến bến bờ hạnh phúc.

Phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh – Bài mẫu 2

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

Với một trái tim yêu và tha thiết được yêu, hồn thơ Xuân Quỳnh luôn khiến ta phải đắm say, thơ bà như nói hộ lòng mình của bao người con gái vốn thẹn thùng e ấp trong tình yêu. Thơ tình của nữ thìi nhân ấy rất mãnh liệt dữ dội như từng đợt sóng trào, chứa chan niềm thương bao la, sâu sắc, cuồng nhiệt, giản dị mà quá đỗi chân thành. Bài thơ Sóng trích trong tập “Hoa dọc chiến hào” tiêu biểu cho hồn thơ ấy.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh từng con sóng, khi dữ dội khi lại dịu êm, có khi ồn ào nhưng cũng lắm lúc trầm tư lặng lẽ. Nghệ thuật tương phản “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ” đã xây dựng nên hình ảnh sóng vừa đẹp vừa giàu chất thơ, vừa tả thực nhưng lại hàm chứa ý vị sâu sắc. Sông chẳng thể hiểu được sóng hay lòng sông hẹp chẳng đủ sức níu giữ tâm hồn, cảm xúc của sóng nên sóng muốn tìm đến nơi rộng lớn hơn để khám phá chính mình. Sóng là một hình ảnh ẩn dụ cho em – người con gái đang yêu, một tâm hồn yêu rạo rực, cũng như sóng trong tình yêu, em cũng có khi dịu dàng khi lại mãnh liệt thiết tha, có khi em muốn được thể hiện, được hát lên khúc ngân nga của tình yêu đôi lứa, lúc lại muốn yên bình lặng lẽ giữ cho riêng mình tình yêu ấy. Sóng và em như hai mà một, sóng đôi song hành với nhau, qua sóng ta nhận ra em, qua em ta cảm nhận được từng con sóng. Trái tim yêu của em cũng như con sóng ngoài bờ kia vậy, muốn vượt qua những tầm thường nhỏ nhen ích kỉ để đến với bến bờ lớn lao, đẹp đẽ của tình yêu, được tung hoành trong biển tình, được đồng điệu sẻ chia cho thoả trái tim ngập tràn yêu thương, nỗi khát khao nơi đáy lòng ấy. Đó là một sự quyết liệt mong muốn vươn đến những giá trị đích thực, tuyệt mỹ của tình yêu.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng mãi bền chặt với bềến bờ và biển lớn, dẫu quá khứ, tương lai thì sóng vẫn mãi nơi đây, giữa bầu trời bao la, trong từng làn gió, trong biển lớn sóng vẫn vỗ về, dạt dào , ân tình, sôi nổi. Cũng như trái tim em vậy, ngày trước, hiện tại và mãi sau, muôn đời em vẫn thế, vẫn mãi thủy chung vẫn, mãi khát khao yêu và được yêu. Trái tim em bồi hồi khi nghĩ về tình yêu, nghĩ về anh, em, nghĩ về chúng ta, lòng em luôn rạo rực, tha thiết, tiếng sóng biển cũng là tiếng trái tim em, là tiếng của lòng em. Đó không chỉ là khao khát của riêng Xuân Quỳnh mà còn là nỗi mong ước của bao người đang yêu, đặc biệt là tình yêu tuổi trẻ đầy mãnh liệt luôn vĩnh hằng, bất tử với thời gian.

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

Tình yêu là những cảm xúc chân thành nhất, tuyệt vời nhất mà hai con người dành cho nhau, đôi khi chỉ một ánh mắt, nụ cười thôi cũng khiến ta nhung nhớ. Tình yêu đến thật tự nhiên khiến ta không biết mình đã yêu từ bao giờ nữa cũng như thiên nhiên đất trời vậy, kì lạ, khó hiểu vậy mà người ta vẫn yêu thương, vẫn đợi chờ.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Có ai yêu mà không nhớ bao giờ? Nỗi nhớ là một cảm xúc thiêng liêng, đáng trân trọng của tình yêu. Nỗi nhớ ấy ngập tràn trong lòng em, trong từng khoảnh khắc, mênh mang, dạt dào, da diết, nỗi nhớ đang len theo từng đợt sóng, âm ỉ trong trái tim ” “em””. Nỗi nhớ dài dằng dằng mãi chẳng thể ngừng, triền miên ngày đêm, ngay cả trong những giấc mơ vẫn chẳng thể quên hình bóng “”anh””. Dẫu đi đâu, đến nơi nào, dẫu có xa nhau bao muôn trùng cách trở, trong từng khoảnh khắc em luôn nghĩ và ” “hướng về anh””. ” “Em”” vẫn luôn tin rằng dù quá trải qua bao gian nan, thử thách, bao đắng cay rồi chuyện tình chúng mình cũng sẽ cập bến hạnh phúc một ngày không xa:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Tình yêu luôn đẹp đẽ và mãi mãi trường tồn theo thời gian, cuộc đời tuy dài nhưng rồi cũng sẽ trôi qua mà thôi, không ai cưỡng lại được thời gian, đời người thì hữu hạn, bởi vậy mà, ” “em”” rất khao khát có được hạnh phúc của hiện tại, khao khát được làm từng con sóng nhỏ len lỏi vào những ngõ nghếch của tình yêu để cảm nhận, vươn ra ngoài biển cả để yêu thương, cho tình yêu ấy mãi ngàn năm vẫn sáng ngời như tiếng sóng biển không ngừng vỗ về bờ cát dịu êm. Đó là một nỗi khát vọng được dâng hiến hết mình, hy sinh bản thân mình, sống trọn vẹn cuộc đời mình cho tình yêu.

Bằng hình tượng giản dị, gần gũi, lời thơ nhẹ nhàng, sáng trong, Xuân Quỳnh đã viết nên một nốt nhạc ngân nga của tình yêu mang lời tâm sự nghẹn ngào mà thổn thức lòng người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.