Tiểu đội xe không kính là bài thơ khắc họa những hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không kính và những người lính đã vượt qua khó khăn của chiến tranh để chi viện cho chiến trường. Phân tích bài thơ về Tiểu đội xe không kính khổ 3, 4 học sinh giỏi sẽ giúp ta hình dung được thêm về chiếc xe độc đáo này và những khó khăn mà người lính phải chịu.
1. Dàn ý Phân tích bài thơ về Tiểu đội xe không kính khổ 3, 4 học sinh giỏi
a. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm và nội dung khổ 3, 4
b. Thân bài
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô ngay thôi
a. Những khó khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua:
– Xe không có kính nên bụi bay vào người, vào mặt, vào mắt là chuyện hết sức bình thường
– Hình ảnh so sánh bụi bám vào tóc trắng xóa như tóc người già là một hình ảnh rất đáng yêu nhưng cũng rất thương xót
– Điệp ngữ không có kinh được lặp lại hai lần trong hai khổ thơ càng gợi ra những hình ảnh thực về sự thiếu thốn về cơ sở vật chất thời xưa. Không có kính thì dính bụi đã đành, những ngày mưa học cũng khỏi tránh khỏi ướt áo. Ướt áo không kịp thay, dính bụi không kịp phủi, họ cứ thế mà tiến về phía trước
* Tinh thần lạc quan, bất chấp gian khổ của những người lính
– Tuy chịu nhiều khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn luôn giữ một tinh thần lạc quan.
– Dù bụi bám đầy người những vẫn nở nụ cười trên môi, dù áo quần ướt đẫm cũng mặc kệ, tí gió lùa vào là lại khô. Thật là một tinh thần lạc quan đáng ngưỡng mộ
c. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên những cảm xúc của bản thân khi đọc 2 đoạn thơ trên.
Phân tích bài thơ về Tiểu đội xe không kính khổ 3, 4 học sinh giỏi
Chiến tranh qua đi và để lại cho đất nước ta chính là đầy rẫy đau thương và mất mát. Biết bao nhiêu con người đã nằm xuống vì giành lại độc lập, bao nhiêu người mẹ mất con, vợ mất chống. Đó là những nỗi đau chẳng thể bù đắp được. Hình ảnh và những nỗi đau đó được rất nhiều tác giả đưa vào thơ ca, để tưởng nhớ cũng như thương tiếc. Như nhà thơ Phạm Tiến Duật, ông đã thông qua hoàn cảnh khó khăn của một tiểu đội xe, từ đó làm nổi bật lên hình ảnh người lính vượt lên mọi hoàn cảnh. Điều này được thể hiện rõ qua hai khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.
Ở hai khổ thơ này, tác giả trực tiếp thể hiện được hoàn cảnh khắc nghiệt nơi tiền phương. Những chiếc xe không kính, lại gặp cảnh “bụi phun tóc trắng” rồi thì “mưa tuôn mưa xối” khốc liệt cỡ nào. Ừ thì trong chiến tranh ai cũng khổ, nhưng cái khổ của người lính là cả từ vật chất thiếu thốn, hoàn cảnh thiên nhiên đến việc chống phá của quân thù. Tưởng chừng như chẳng thể vượt qua, nhưng họ vẫn có thể dùng một tâm lý thoải mái nhất đối diện khó khăn. Nhịp điệu của những câu thơ, nhất là câu “ừ thì” cho thấy rõ tâm trạng quyết tâm của họ trước khó khăn. Ừ thì, có sao đâu!
Trước những thử thách mới, hình ảnh người lính vẫn không hề nao núng. Họ vẫn có tâm trạng đùa giỡn, cười nói với nhau.
“Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Trong hoàn cảnh đó họ vẫn có thể mặt đối mặt mà mỉm cười haha. Bởi có lẽ, họ không để ý đến hoàn cảnh khó khăn, chỉ cần có lòng tin và hy vọng, họ có thể đối mặt với hết thảy. Trong đoạn mày, tác giả sử dụng giọng thơ nhẹ nhàng, như chính thái độ của những nhân vật chính trong bài thơ. Về sau, thái độ đó lạ là những lời cười đùa như bỏ qua hết phiền muộn: “Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa/Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.” Cấu trúc thơ cân đối và đồng đều, thể hiện nhịp thơ mạch lạc, không bị ngắt quãng. Âm hưởng hệt như tiếng xe lăn bánh trên đường, luôn không ngừng tiến về phía trước, chi viện cho miền Nam thân thương. Điệp cấu trúc “không có kính ừ thì” được sử dụng trên đầu mỗi câu thơ làm giọng điệu thơ nhất quán từ đầu tới cuối, như ý chí kiên định không đổi từ đầu tới cuối của người lính.
Có lẽ, bởi Phạm Tiến Duật đã từng có khoảng thời gian sống trên tuyến đường Trường Sơn, thơ ca của ông không hề sử dụng các hình ảnh hoa lệ, tượng thanh hay tượng hình. Giọng thơ đậm chất hiện thực tàn khốc, thô ráp và trần trụi một cách tự nhiên. Cuộc sống có sự trải nghiệm thực thụ của tác giả khiến cho bài thơ chân thật nhưng lại không kém phần độc đáo. Và cũng chính những câu nói thường ngày ấy lại làm nổi bật lên tính cách phóng khoáng, ngang tàng của những người lính trẻ. Họ cũng chỉ là những thanh niên ngoài đôi mươi, trong hoàn cảnh khó khăn, họ vẫn giữ được nét trẻ trung, yêu đời đúng tuổi. Nụ cười vô tư mặc kệ tất thảy khác hẳn với cái cười “buốt giá” trong bài thơ Đồng chí. Đây là một nụ cười có thể nói là hiếm hoi lúc bấy giờ, vững tin vào tương lai và không chịu sự ràng buộc của hoàn cảnh.
Những người lính trong bài thơ “Bào thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là những hình mẫu có thực trong hiện tại. Họ là những người trẻ trung, ra trận không có sự ép buộc, nên tâm trạng họ luôn phấn khởi, thoải mái không màng khó khăn. Trong lòng họ luôn chất chứa hy vọng về một tương lai tươi sáng mới, nơi không còn bom đạn của chiến tranh, và họ được trở về với cuộc sống thường ngày của mình.
——————————-
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích bài thơ về Tiểu đội xe không kính khổ 3 4 học sinh giỏi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.