Nỗi khát khao, khát vọng tình yêu của tuổi trẻ, Xuân Quỳnh bà đã đưa vào thơ ca tình yêu của tuổi trẻ, trong nỗi nhớ, được hiện thực hóa qua hình ảnh sóng và em. Trong bài viết này Toptailieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Phân tích khổ 2, 3, 4 bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý hay và chính xác nhất.

1. Dàn ý phân tích khổ 2, 3, 4 bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý

Mở bài

– Nói về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng

– Dẫn vào đề: 3 khổ thơ

Thân bài

– Ở khổ thơ thứ 2: Giãi bày nỗi khát vọng tình yêu luôn rạo rực trong trái tim nữ sĩ

– Ở khổ thứ 3: Về tình yêu có những khung bậc khác nhau và cũng có những suy tư bí mật riêng

– Ở khổ thứ 4: Trong tình yêu, ai cũng mong muốn, ước mơ có tình yêu trọn vẹn

Kết bài

– Giá trị của 3 khổ thơ

– Về nghệ thuật: Đặc sắc của cách miêu tả, cách nói, khái quát hay và độc đáo, sử dụng các biện pháp nghệ thuật

– Nói về tài năng sáng tác của tác giả

Phân tích khổ 2, 3, 4 bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý

2. Phân tích khổ 2, 3, 4 bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  Thơ của thi sĩ là sự đan xen giữa chất suy tư sâu lắng cùng sự ngọt ngào nữ tính. Nhắc tới nữ thi sĩ, ta không thể không nhắc tới tác phẩm Sóng. Bài thơ được sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào. Viết “Sóng”, thi sĩ muốn bộc bạch nỗi lòng về chủ đề tình yêu.

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để thể hiện những cung bận cảm xúc đối lập của người phụ nữ khi yêu. Ở khổ thơ tiếp theo, thi sĩ thông qua quy luật của sóng để nói về quy luật của tình yêu:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày nay cũng thế

Những khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Đứng trước đại dương bao la rộng lớn, người phụ nữ cảm nhận rõ nét cái vĩnh hằng bất diệt của sóng. Để rồi cất lên tiếng nói cảm thán: “Ôi”. các cụm từ chỉ thời gian “ngày xưa”, “ngày sau” thể hiện quy luật lặp đi lặp lại của thời gian. Hàng ngàn hàng triệu năm qua, những con sóng ngoài biển khơi vẫn cất lên những bài ca bất tử.  Nó ru mãi ngàn năm như bản tình ca của biển khơi. Ngày xưa sóng đã xôn xao cồn cào, ngày nay và mãi mãi ngàn năm sau sóng vẫn vỗ về rạo rực như thế.

Cũng như sóng, “khát vọng tình yêu” mãi mãi là khát vọng cháy bỏng, “bồi hồi” trong trái tim của con người, đặc biệt là tuổi trẻ. Bao nhiêu thế kỉ qua con người đã đến với tình yêu, đã sống và không thể thiếu tình yêu, sẽ còn yêu chừng nào còn tồn tại. Bởi “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Xuân Diệu). Từ sự trải nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh khẳng định một chân lý: khát vọng tình yêu vĩnh viễn, khát khao hướng tới sự vĩnh hằng. Nó không chỉ thường trực trong tâm hồn con người mà còn khiến người ta như trẻ lại, tái sinh như con sóng biển ào ào rồi lại tan ra hòa hợp vào biển cả mãi mãi.

Đứng trước đại dương kia, thi sĩ muốn cắt nghĩa về tình yêu, nhưng không thể cắt nghĩa nổi. Tình yêu tựa như sóng biển, tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên và cũng khó hiểu, bất ngờ như thiên nhiên:

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên”

Cô gái nghĩ về người yêu, về bản thân mình, về chuyện tình của hai người. Em cũng đang trong niềm khao khát lí giải nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

Xuân Quỳnh mượn sóng để cắt nghĩa về tình yêu nhưng chính thi sĩ cũng chỉ có thể lí giải: “Sóng bắt đầu từ gió”, còn “Gió bắt đầu từ đâu”. Xuân Quỳnh không tự trả lời được, người phụ nữ ấy như đang chơi vơi giữa gió và tình yêu. Để rồi đáp lại là sự thú nhận sự bất lực của mình bằng một cái lắc đầu nũng nịu đáng yêu: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Đúng là không thể lí giải được tình yêu. Nhân loại cho đến nay vẫn chưa hài lòng với bất cứ định nghĩa nào về tình yêu. Ngay cả ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng phải thốt lên: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Tình yêu mãi là bài toán bí ẩn đầy sức mời gọi. Với Xuân Quỳnh, thi sĩ cũng có lí giải riêng của mình. Tình yêu với thi sĩ như sóng biển gió trời, nó rộng lớn sâu thẳm như thiên nhiên và cũng khó hiểu bất ngờ như thiên nhiên. Tình yêu là trạng thái tâm lý đặc biệt trong đời sống tình cảm của con người. Trong tình yêu có lí trí song tình cảm vẫn chiếm phần lớn. Nhiều khi một lí trí, một trí tuệ tỉnh táo của thể nào cắt nghĩa được: “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu nổi” (Pascal). bởi vậy, trong một thoáng mơ hồ băn khoăn, nhà thơ  không thể lí giải được:

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

Bài thơ sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Cùng với đó, thi sĩ đã sáng tạo hình tượng sóng đặc sắc, giàu ý nghĩa biểu tượng. Thể thơ ngũ ngôn giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu, ngôn ngữ tinh tế đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Có thể thấy, “Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Dù năm tháng chảy trôi ra sao, tác phẩm vẫn giữ nguyên những giá trị ban đầu, để lại ấn tượng sâu sắc về một trái tim yêu thương, đa sầu đa cảm của nữ thi sĩ.

———————————-

Trên đây, Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu cách phân tích khổ 2, 3, 4 bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.