Trong văn học Việt Nam, ta bắt gặp nhà thơ Chính Hữu với phong cách thơ bình dị về đề tài người lính trong những cuộc kháng chiến để bảo vệ Tổ quốc. Trong bài viết này Toptailieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Phân tích khổ 2 bài Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý hay và chính xác nhất.

1. Dàn ý phân tích khổ 2 bài Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý

Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.

– Giới thiệu nội dung cần phân tích – khổ thơ thứ 2 bài Đồng chí.

Thân bài

Làm rõ hai luận điểm chính:

– Luận điểm 1: Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình

– Luận điểm 2: Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính

Kết bài

– Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

– Nêu cảm nhận của bản thân.

– Khẳng định tài năng nghệ thuật của Chính Hữu

Phân tích khổ 2 bài Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý

2. Phân tích khổ 2 bài Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý

Chính Hữu khiến ta luôn nhớ tới một phong cách thơ mộc mạc, giản dị  nhưng lại chất chứa trữ tình sâu lắng. “ Đồng chí” chính là tác phẩm hội tụ đầy đủ các yếu tố ấy. Sự cuốn hút, hấp dẫn của toàn bộ bài thơ được bộc lộ qua bảy câu thơ đầu, đó chính là những nét đẹp bình dị, đời thường, thấm đẫm tình đồng chí,tình anh em, tình đồng đội của những người lính tham gia chống Pháp trong những buổi đầu kháng chiến.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”

Bài thơ ra đời trong đầu những năm 1948, cảm xúc chủ đạo của toàn bộ bài thơ là về tình đồng chí giữa các người lính trong cuộc chiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Đồng chí ý chỉ những người cùng làm việc, sinh hoạt thế nhưng trong bài thơ nghĩa của từ đồng chí đã được mở rộng thêm. Đồng chí ở đây chính là thể hiện tình cảm gắn bó, tha thiết giữa những người đồng đội vào sinh ra tử với nhau.

Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí được viết trong khổ hai họ là những người lính ở vùng “quê nghèo đất cày lên sỏi đá”. Họ cảm thông và thấu hiểu cho nhau “ruộng nương anh gửi bạn thân, cày gian nhà không mặc kệ gió lung lay” họ hiểu cho hoàn cảnh của nhau. Bởi vì đó nên họ gạt bỏ lợi ích cá nhân, đưa lợi ích lớn lao hơn của toàn thể dân tộc lên trên.“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là một hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa vô cùng độc đáo. Ở đấy có thể thấy được đó chính là tình cảm mà hậu phương dành cho nơi tiền tuyến vô cùng sâu sắc. Ẩn dụ quê hương là những người thân yêu ở quê nhà, nhưng lòng mãi nhớ về những người lính phải hi sinh thân mình nơi chiến trường. Họ có thể là người cha mẹ nhớ con, có thể là người vợ nhớ chồng, cũng có thể là người con nhớ cha. Họ đi nhưng không biết khi nào sẽ trở về và cũng không chắc có trở về hay không. Một nỗi nhớ da diết được gửi tới nơi chiến trường, thì những người lính cũng một lòng hướng về nơi quê nhà thân yêu. Họ tâm sự với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, có thể thấy đây là một nỗi nhớ hai chiều. Những người lính tham gia chiến trận cũng không phải là những người “khổng lồ không tim”, họ cũng là những con người như bình thường, có gia đình, có tình yêu và khát khao hạnh phúc, họ cũng mong muốn sống một cuộc sống bình thường. Thế nhưng đất nước lâm nguy, họ lại chọn từ bỏ tất cả để tham gia chiến trận, mang lại độc lập tự do cho dân tộc thân yêu. Những hình ảnh “ruộng nương, gian nhà không, giếng nước gốc đa” đã cho ta thấy họ gắn bó sâu sắc đối với gia và quê hương. Các từ “gửi, mặc kệ” đã nhấn mạnh lên rằng họ đã gạt bỏ đi cái nỗi nhớ quê hương ấy, họ không vì lợi ích cá nhân ích kỷ của bản thân mình, mà những người lính đã đặt Tổ Quốc lên trên tất cả, đặt lợi ích của dân tộc lên trên mọi thứ. Chỉ có họ mới hiểu được những khó khăn mà bản thân phải trải, họ nhớ “những cơn ớn lạnh, nhớ những đêm sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.”  Những cảnh ngộ gian khổ và hiện thực khắc nghiệt ấy đến sự trần trụi đã dẫn đến sự đồng cam, cộng khổ cổ sâu sắc, chắc để rồi từ đó tô điểm thêm cho tình đồng chí cao đẹp. Đấy chính là sự chia sẻ gian lao thiếu thốn của đời lính. Áo của họ thì rách vai, quần của họ thì chấp vá, ấy vậy mà miệng vẫn luôn nở nụ cười. Đó chính là sự lạc quan, chính nụ cười ấy đã sưởi ấm nơi chiến khu lạnh lẽo và lòng người lúc bấy giờ. Tuy chân không mang giày phải dùng chân trần để tham gia chiến trường, những người “đồng chí” vẫn thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Chính cái nắm tay ấy đã truyền cho nhau hơi ấm truyền niềm tin, sức mạnh và cũng thể hiện sự gắn bó sâu nặng của những con người cùng chí hướng cùng một niềm tin một lý tưởng cách mạng bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Gấp lại tác phẩm Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu, tình cảm gắn bó giữa những người lính vẫn còn đọng lại sâu sắc trong trái tim người đọc. Phải chăng vì tác phẩm ấy đã chạm sâu đến lòng độc giả nên mới neo đậu mãi dù trải qua sự tuần hoàn và trôi chảy của thời gian.

———————————-

Trên đây, Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu cách phân tích khổ 2 bài Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.