Phân tích luận điểm của C. Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”?

Phân tích luận điểm của C. Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”?

Phân tích luận điểm của C. Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”?

Lời giải

Bàn về bản chất con người, trong tác phẩm: “Luận cương về Phoiơbắc”, C. Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[1]. Theo C. Mác, không có con người trừu tượng, chung chung nằm ngoài các quan hệ xã hội, thoát ly điều kiện lịch sử mà nó tồn tại. Chỉ có trong mối quan hệ với những người khác, với đồng loại con người mới tồn tại, phát triển.

Mọi mối quan hệ xã hội đều tham gia vào quá trình hình thành, phát triển bản chất con người. Các mối quan hệ giữa người và người trong đời sống hiện thực là điều kiện, tiền đề để hình thành, phát triển bản chất người; vừa là môi trường điều kiện để con người thể hiện bản chất của mình. Vị trí, vai trò của các mối quan hệ xã hội không ngang bằng nhau trong sự hình thành bản chất con người và vai trò đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời điểm nào thì quan hệ sản xuất vẫn là mối quan hệ cơ bản nhất quyết định các quan hệ khác, do đó cũng quyết định bản chất con người. Trong xã hội có giai cấp, tính giai cấp là hạt nhân của bản chất người.

Các mối quan hệ xã hội tham gia hình thành, phát triển bản chất con người phải thông qua hoạt động thực tiễn của chính họ. Bởi vì, trong quá trình hoạt động, con người bị quy định, chi phối, tác động bởi các mối quan hệ xã hội; đồng thời con người cũng cải biến các mối quan hệ đã có, xây dựng, phát triển những mối quan hệ xã hội mới. Con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của các quan hệ xã hội; vừa chịu sự chi phối của các quy luật xã hội, lịch sử; vừa sáng tạo ra chính bản thân mình. Vì thế, bản chất con người không nhất thành bất biến mà luôn vận động biến đổi. c. Mác chỉ rõ, con người tạo ra hoàn cảnh đến mức độ nào, thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức độ ấy. Nội dung trên đây chính là cơ chế hình thành, phát triển bản chất con người, là bức tranh biểu hiện sinh động nhất bản chất con người trong lịch sử.

Luận điểm trên của c. Mác đã nhấn mạnh tính phô biến bản chất con người, nhưng không phủ nhận tính đa dạng phong phú về tính cách, nhu cầu lợi ích của mỗi con người với tính cách là những cá nhân. Bởi ngoài các mối quan hệ chung như quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại; mỗi con người cụ thể còn có những quan hệ đặc thù, đơn nhất, và vai trò của các mối quan hệ đối với mỗi con người, ở mỗi thời kỳ lịch sử là không giống nhau.

Luận điểm khẳng định của c. Mác về bản chất con người là cơ sở khoa học để nghiên cứu, xây dựng, giải phóng con người một cách khoa học. Xem xét, xây dựng con người phải đi từ xã hội, từ những mối quan hệ xã hội hiện thực, cơ bản chi phối đến bản chất con người, cần thực hiện đúng lời chỉ dẫn của C. Mác là khi đánh giá, xem xét con người không phải căn cứ vào lực cá nhân con người đó, mà căn cứ vào con người trong hoạt động xã hội; và nếu như tính cách của con người do hoàn cảnh tạo nên, phải làm cho hoàn cảnh hợp với tính người. Tránh xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, hoặc tách rời giữa hai mặt sinh học và xã hội của con người.

[1] c. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr.11.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.