Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”?

Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”?

Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”?

Lời giải

Tiếp cận nhà nước từ góc độ tính chất của quyền lực chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định nhà nước có hai chức năng cơ bản đó là chức năng xã hội và chức năng thống trị chính trị của giai cấp. Bàn về hai chức năng cơ bản trên của nhà nước, Ph. Ăngghen khẳng định: “Khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”[1].

Chức năng xã hội là chức năng chung của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội là nhằm quản lý những hoạt động chung của toàn xã hội và thỏa mãn có giới hạn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư trong phạm vi quản lý của nhà nước. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp biểu hiện tập trung bản chất giai cấp của nhà nước. Chức năng này khẳng định rằng bất kỳ nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp (giai cấp thống trị).

Hai chức năng của nhà nước có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chức năng xã hội là điều kiện, là cơ sở để thực hiện chức năng thống trị chính trị giai cấp. Sự thông trị chính trị của nhà nước chỉ tồn tại chừng nào nó còn thực hiện được chức năng xã hội của nó. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp chi phối quan điểm, phương hướng và mức độ thực hiện chức năng xã hội của nhà nước.

Luận điểm trên của Ph. Ăngghen là cơ sở lý luận cho việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa hai chức năng cơ bản của nhà nước. Đây là cơ sở lý luận khoa học để đấu tranh phê phán các quan điểm tách rời và tuyệt đối hóa một chức năng nào đó của nhà nước. Đồng thời là cơ sở để quán triệt và thực hiện tốt quan điểm của Đảng ta về nâng cao hiệu lực quản lý xã hội của Nhà nước ta hiện nay.

[1] c. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1994, tr. 253.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.