Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị cứng đờ và chết”? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận điểm đó?

Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị cứng đờ và chết”? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận điểm đó?

Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị cứng đờ và chết”? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận điểm đó?

Lời giải

Vấn đề chính quyền nhà nước luôn là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng. Giai cấp thống trị không bao giờ từ bỏ địa vị thống trị của nó và sử dụng chính quyền nhà nước do nó lập ra để đàn áp các phong trào cách mạng. Bởi vậy, để lật đô giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền, các giai cấp cách mạng tất yếu phải sử dụng cách mạng bạo lực. Theo các nhà kinh điển mácxít, bạo lực cách mạng chính là điều kiện tất yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội. Ph. Ăngghen viết: “Theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị cứng đờ và chết”[1].

Luận điểm trên của Ph. Ăngghen luận giải đúng đắn tính tất yếu, bản chất và vai trò của bạo lực cách mạng, nhằm bảo vệ quan điểm của C. Mác về vấn đề này. Cách mạng xã hội dù diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào cũng không thể đạt được thắng lợi nếu không sử dụng phương pháp mang tính phổ biến là cách mạng bạo lực. Nếu cách mạng bạo lực là phương thức tất yếu để giành chính quyền thì bạo lực cách mạng được hiểu là tính chất của bạo lực trong cuộc đấu tranh đó.

Bạo lực, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác là bạo lực cách mạng. Đây là bạo lực của quần chúng, được một đường lối chính trị tiên tiến hướng dẫn nhằm lật đổ nhà nước thống trị lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp tiến bộ cách mạng. Bạo lực cách mạng phải hội tụ đủ ba nội dung cơ bản là tập hợp được sức mạnh của quần chúng; có đường lối chính trị tiên tiến hướng dẫn; mục đích là giải quyết vấn đề chính quyền. Bạo lực này đối lập với bạo lực phản cách mạng.

Thực tiễn lịch sử cho thấy, giai cấp thống trị luôn tìm mọi cách xuyên tạc lý luận của c. Mác về bạo lực cách mạng. Chúng cho rằng, chủ nghĩa Mác đã tuyệt đối hóa vấn đề bạo lực cách mạng và coi đó là mục đích của cách mạng. Luận điểm trên cho thấy, cả Ph. Ăngghen và c. Mác đều khẳng định, bạo lực cách mạng với tư cách là “bà đỡ”, tức chỉ là công cụ, phương tiện để giành và giữ chính quyền nhà nước chứ không phải mục đích của cách mạng. Chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Để đạt mục đích đó, giai cấp cách mạng tất yếu phải dùng bạo lực cách mạng đánh đổ bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền về tay mình.

Luận điểm thể hiện quan điểm khoa học, phản ánh đúng đắn bản chất bạo lực cách mạng. Đây là cơ sở cho nhận thức, vận dụng và có thái độ đúng đắn về bạo lực cách mạng; là vũ khí sắc bén để phê phán các quan điểm sai trái; là cơ sở cho xây dựng, sử dụng bạo lực cách mạng đúng đắn và quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng ta.

Thời đại ngày nay có nhiều đặc điểm mới, những luận điểm của c. Mác và Ph. Ăngghen về bạo lực cách mạng vẫn còn nguyên giá trị. Cần nhận thấy rằng, giai cấp tư sản không bao giờ tự nguyện rời bỏ vũ đài chính trị, nó kiên quyết bảo vệ nhà nước tư sản, cơ quan quyền lực của chúng bằng bạo lực phản cách mạng. Giai cấp vô sản muốn giành được chính quyền, tất yếu vẫn phải sử dụng phương pháp phổ biến là cách mạng bạo lực.

[1] c. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tr. 259.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.