Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Trên một ý nghĩa nào đó có thể nói rằng chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”?

Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Trên một ý nghĩa nào đó có thể nói rằng chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”?

Phân tích luận điểm của Ph. Ăngghen: “Trên một ý nghĩa nào đó có thể nói rằng chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”?

Lời giải

Khẳng định vai trò quyết định của nguồn gốc xã hội trong sự hình thành con người, Ph. Ăngghen khẳng định: trên một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng, chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. Luận điểm này đã giải thích một cách khoa học nguồn gốc xã hội của con người.

Bằng lao động, thông qua lao động mà một loài sinh vật mới ra đời, đó là Homo sapiens – con người có lý tính, mang tính chất xã hội. Khoa học đã chứng minh rằng, con người có nguồn gốc từ một loài vượn người, một động vật có xương sống bậc cao. Song, chính lao động đã biến các khí quan của con vượn thành khí quan của con người, biến bàn tay vượn vụng về thành bàn tay khéo léo của con người. Quá trình lao động đã biến đổi bản chất tự nhiên của tổ tiên loài người, đã cải tạo bản năng sinh học của con người, bắt bản năng phục tùng lý trí, phát triển bản năng con người thành một trạng thái mới về chất.

Chính trong lao động, thông qua lao động mà con người biến đổi điều kiện tự nhiên, vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà nhập với tự nhiên, trở thành một thực thể sáng tạo ra tư liệu sinh hoạt cho chính mình. Hoạt động lịch sử đầu tiên mang ý nghĩa sáng tạo chân chính của con người là chế tạo ra công cụ lao động. Nhờ công cụ lao động – tư liệu của mọi tư liệu, sức mạnh vật chất đầu tiên mà con người tách khỏi tự nhiên, tách khỏi loài vật với tư cách là một chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội. Đồng thời, bằng hoạt động cải tạo tự nhiên, con người vừa mở rộng tầm mắt, nâng cao hiểu biết đối với tự nhiên vừa hòa nhập với tự nhiên, biến “tự nhiên thứ nhất” thành “tự nhiên thứ hai”, “tự nhiên thứ ba”…, từng bước vươn lên làm chủ tự nhiên, chủ động đáp ứng yêu cầu của mình.

Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của con người. Sự phát triển của lao động tất yếu sẽ thắt chặt thêm mối liên hệ giữa các thành viên của xã hội, hình thành quan hệ giữa người với người trong sản xuất và theo đó hình thành các quan hệ xã hội, tạo ra điều kiện để con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, làm cho con người ngày càng nhận thấy lợi ích của sự hợp tác ấy đối với mỗi thành viên riêng lẻ. Quá trình hợp tác lao động đã trực tiếp dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ lại trở thành động lực phát triển sự hợp tác lao động của con người. Nhưng quan trọng hơn, ngôn ngữ còn là động lực thúc đẩy nhận thức, tình cảm, ý chí, phẩm chất, phương pháp tư duy của mỗi cá nhân và cả cộng đồng người phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu để chuyển biến từ con vượn thành con người. Trong hệ thống các quan hệ xã hội, con người hình thành các phẩm chất xã hội của mình.

Quan điểm của Ph. Ăngghen là thế giới quan, phương pháp luận khoa học để xem xét tiếp cận và xây dựng con người. Để hình thành phát triển hoàn thiện nhân cách người cán bộ quân đội, đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới, phải bằng nhiều biện pháp và con đường khác nhau, song tất yếu phải rèn luyện họ thông qua hoạt động thực tiễn quân sự. Cần nhận thấy, môi trường hoạt động quân sự là điều kiện tốt nhất để rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới. Đồng thời, phải có chính sách bố’ trí, sử dụng đội ngũ cán bộ phù hợp để phát huy cao nhất vai trò, khả năng của họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.