Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống lại bọn có đặc quyển, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám…"

Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống lại bọn có đặc quyển, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám…”

Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống lại bọn có đặc quyển, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám…"

Lời giải

Trong một xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị nắm giữ tư liệu sản xuất, trở thành giai cấp thông trị bóc lột, chiếm đoạt lao động của các giai cấp và các tầng lớp bị trị. Nhân dân lao động không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà còn bị áp bức về chính trị – xã hội và tinh thần. Do đó, trong các xã hội có giai cấp, không bao giờ có sự bình đẳng giữa giai cấp thông trị và giai cấp bị trị. Sự áp bức giai cấp và bất bình đẳng trong xã hội dẫn đến đấu tranh giai cấp là tất yếu trong các xã hội có giai cấp.

Tiếp tục phát triển học thuyết đấu tranh giai cấp của C. Mác, V.I. Lênin đã đưa ra một quan niệm khoa học về đấu tranh giai cấp: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám…”[1].

Như vậy, đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa hai giai cấp cơ bản trong một phương thức sản xuất. Hai giai cấp này là sản phẩm của phương thức sản xuất thống trị, có lợi ích căn bản đối lập nhau, mâu thuẫn gay gắt với nhau không thể điều hòa. Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp bị áp bức, bị bóc lột; tính chất đối kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp có lợi ích đối lập trong lịch sử. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức, đây là.quy luật tất yếu trong xã hội có giai cấp. Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp xuyên suốt trong lịch sử xã hội có giai cấp. Vì vậy đấu tranh giai cấp không phải do một sự áp đặt nào mà là một hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi trong xã hội có đối kháng giai cấp.

Mặt khác, đây là cuộc đấu tranh giữa nhân dân lao động, bị bóc lột chống lại các giai cấp bóc lột nhằm lật đổ ách thông trị của chúng. Cuộc đấu tranh giai cấp phải là cuộc đấu tranh vì quyền lợi của toàn bộ giai cấp, chống lại toàn bộ giai cấp thống trị và tất yếu hướng tới giải quyết vấn đề chính quyền nhà nước.

Luận điểm trên của V.I. Lênin là cơ sở khoa học để khẳng định đây là quy luật tất yếu trong xã hội có đối kháng giai cấp, xem xét thực chất đấu tranh giai cấp trong lịch sử, đồng thời, góp phần hoàn thiện học thuyết Mác – Angghen về giai cấp và đấu tranh giai cấp; là vũ khí sắc bén để đấu tranh, phê phán quan điểm của các học giả tư sản và chủ nghĩa cơ hội xét lại về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

[1] v.l. Lênin, Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr. 237-238.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.