Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: “Trong lịch sử, chưa hể có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”?

Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”?

Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: “Trong lịch sử, chưa hể có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”?

Lời giải

Cùng với việc khẳng định vai trò quyết định lịch sử thuộc về quần chúng nhân dân, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đánh giá rất cao vai trò của lãnh tụ trong sự phát triển của lịch sử. V.I. Lênin khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[1].

Thực chất luận điểm của V.I. Lênin nói lên vai trò to lớn của cá nhân lãnh tụ trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử. Theo V.L Lênin, nếu không có lãnh tụ chính trị thì giai cấp đó không thể động viên quần chúng làm cách mạng lật đổ chính quyền cũ, xác lập quyền thống trị của mình. Bởi vì, lãnh tụ là người nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại; hiểu biết những quy luật khách quan, các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của dân tộc và thời đại. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng; tổ chức lực lượng, giáo dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhằm hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra. Nhờ có sự dẫn dắt của lãnh tụ mà bảo đảm cho hành động của quần chúng nhân dân theo đúng với quy luật khách quan của lịch sử xã hội, chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, từ kinh nghiệm sang khoa học, từ phân tán sang tổ chức thống nhất.

Lãnh tụ không phải là người quyết định xu hướng của lịch sử, nhưng có vai trò quyết định việc giải quyết mỗi biến cố của lịch sử, quyết định sự thành bại của việc thực hiện xu hướng của lịch sử tại những thời điểm nhất định, và do đó có thể quyết định nhịp điệu, tốc độ phát triển của lịch sử. Đặc biệt, trong những bước ngoặt, sự sáng suốt, tính kiên quyết và uy tín của lãnh tụ có tác dụng hết sức quan trọng đối với diễn biến tình hình. Nếu không có lãnh tụ, quần chúng không đủ sáng suốt và sự kiên định, vững vàng đấu tranh với âm mưu thủ đoạn tàn bạo, dã man của các lực lượng phản cách mạng để vượt qua muôn ngàn gian khổ hy sinh đi tới thắng lợi cuối cùng.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không thể có nếu không có vai trò của Đảng Bônsêvích Nga, đứng đầu là lãnh tụ V.I. Lênin. Cách mạng Việt Nam cũng không thể giành thắng lợi nếu không có sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân đó là do Đảng Cộng sản ở các nước đó mất vai trò lãnh đạo.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của lãnh tụ có một ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Trong khi khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân đối với cách mạng, đồng thời phải nhận thức được vai trò quan trọng không thể thiếu được của cá nhân lãnh tụ. Tuy nhiên, cần phải chống tệ sùng bái cá nhân, đó là biểu hiện quan điểm duy tâm về lịch sử của giai cấp thông trị bóc lột nhằm hạn chế hoặc phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân.

[1]  V.l. Lênin, Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tr. 473.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.