Nhân vật Tnú là một trong những nhân vật trung tâm của câu chuyện, bên cạnh cụ Mết, Mai, Dít tới bé Hen. Tnú là nhân vật hội tụ đầy đủ nhất những vẻ đẹp phẩm chất và tính cách của con người Tây Nguyên. Phân tích nhân vật Tnú học sinh giỏi kèm dàn ý sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhân vật này
1. Dàn ý Phân tích nhân vật Tnú học sinh giỏi
a. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
– Giới thiệu khái quát về nhân vật Tnu
b. Thân bài
* Lai lịch, xuất thân và số phận đau thương của Tnu:
– Mồ côi cha mẹ, được sống và lớn lên trong vòng tay của dân làng Xô Man
– Tnú là nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đẹp
– Là người cha, người chông bất hạnh vì phải tận mắt chứng kiến cái chết của họ dưới tay giặc.
– Bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay của anh, khiến anh không còn lành lặn.
* Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, không sợ hy sinh và tinh thần giác ngộ cách mạng sớm:
– Không sợ bị giặc băn, ngay từ bé anh đã làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ
– Quyết tâm học chữ cho thật giỏi để làm cách mạng
– Là con người rất gan dạ và mưu trí khi làm nhiệm vụ liên lạc
* Vẻ đẹp từ tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, sự căm thù giặc sâu sắc
– Khi còn nhỏ, dù bị tra tấn dã man nhưng Tnu không hề tiết lộ bí mật, cố vượt ngục trở về làng
– Khi trưởng thành, dù mất ngón tay nhưng cũng không làm lung lay được anh
* Vẻ đẹp từ tình cảm sâu sắc với quê hương, với gia đình
– Quyết hy sinh thân mình để cứu vợ con
– Tnu yêu dân làng, yêu làng, quyết tâm bảo vệ nơi mình sinh ra và lớn lên
c. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên những cảm xúc về nhân vật này
2. Phân tích nhân vật Tnú học sinh giỏi kèm dàn ý
Tác giả Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ra tại Quảng Nam, là nhà văn trưởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến chỗng Mĩ và Pháp. Ông chính là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam kúc bấy giờ. Thơ ca của ông thường viết về cuộc sống và con người ở cùng cao, những người nông dân tiêu biểu thật thà và chất phác. Trong số đó, tại thời kháng chiến chống Mĩ, ông đã cho ra đời truyện ngắn “Rừng Xà Nu” kể về câu truyện chống giặc của con người Tây Nguyên. Nổi bật trong cả câu chuyện chính người anh hùng Tnú, hình ảnh đẹp đẽ làm nổi bật nên nội dung của tác phẩm.
Tnú được tác giả miêu tả là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, được dân làng Xô Man cưu mang và bảo bọc. Chính vì vậy, khi chàng lớn lên cũng thừa hưởng cái nôi truyền thống của bản làng, đó chính là truyền thống đánh giặc. Từ đó, Tnú mang theo kết tinh vẻ đẹp của dân bản, theo lời nhận xét của cụ Mết đó chính là: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Ngỡ rằng cuộc sống kháng chiến có thể trôi qua yên ổn nơi núi rừng bạt ngàn, vậy mà biến cố lại ập đến. Bọn giặc xông vào bản làng, giết chết vợ và đứa con nhỏ chưa đầy tháng tuổi của Tnú. Và, chúng bắt chàng phải chứng kiến tất cả khung cảnh đau thương ấy. Không chỉ vậy, để lấy được tình báo, chúng tra tấn, dùng nhựa cây Xà nu đốt cháy mười ngón tay anh, khiến anh mất đi đôi bàn tay lành lặn. Những chi tiết này chính là bươc đầu và cũng là bàn đẩy giúp nhân vật chính củng cố niềm tin vào Đảng và dân tộc, khoa khát trả thù và tự do cho dân làng, gia đình.
Tác giả miêu tả Tnú có nhiều vẻ đẹp về nhân cách và phẩm chất khác nhau. Thứ nhất phải kể đến, đó chính là vẻ đẹp của lòng dũng cảm và thông minh. Từ khi còn bé, anh đã xung phong làm nhiệm vụ như tình báo, nuôi giấu cán bộ. Anh đã nhận thức được sớm rằng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này còn!”. Lúc bé không ai dạy chữ, anh phải tự học để có thể đi làm nhiệm vụ. Trên đường đi gửi thư, cậu bé cứ nhắm chỗ thác mạnh mà đi để tránh tai mắt lũ giặc hay khi bị bắt thì nuốt luôn cả thư. Chỉ những chi tiết nhỏ thế thôi, chúng ta có thể dễ dàng thấy được Tnú là một người thông minh và can đảm từ khi còn nhỏ.
Thứ hai, đó chính là vẻ đẹp của lòng trung thành tuyệt đối đối với Cách mạng và dân tộc, sự căm thù quân giặc và lòng giác ngộ cao. Dù là khi còn bé hay sau đã trưởng thành, bọn giặc tra tấn, dùng dân làng và gia đình đe dọa anh, nhưng anh vẫn không phản bội lại Đảng mà mang tinh thần thà hy sinh để giữ bí mật. Sự khiếm khuyết của đôi bàn tay và nỗi căm hận chính là động lực, cũng là lời nhắc nhở về mối hận trong lòng, sự dã man của bọn xâm lăng. Và, cả những kí ức đau thương, mất mát mà kẻ thù đã để lại. Tuy đôi bàn tay anh chẳng hoàn hảo như ai, nhưng với lòng kiên cường, hai bàn tay vẫn có thể cầm lấy súng mà bắn giặc, giết giặc.
Cuối cùng, không thể không kể đến đó chính là lòng yêu nước tha thiết, tình cảm sâu nặng với bản làng, với gia đình. Sau khi tận mắt chứng kiến vợ của mình, chị Mai, và đứa con chưa đủ tháng bị giặc giết chết, nỗi ám ảnh đó đi theo Tnú cả đời. Anh có thể hy sinh cả bản thân mình để cứu vợ con, nhưng tiếc là không kịp, anh vẫn chậm một bước. Quay ngược thời gian ta có thể nhận thấy anh là một người yêu vợ thươn con qua các chi tiết như khi Mai sinh con, anh đã ngay lập tức xé đồ của mình để làm địu con. Đó chính là tình yêu vô bờ của người cha đối với đứa con nhỏ. Người đọc chỉ có thể tiếc nuối. Nợ nước thù nhà, chàng trai trẻ ấy càng thêm liều mình đánh giặc. Bởi anh chiến đấu không chỉ vì trả thù, mà còn vì mục tiêu bảo vệ bản làng, giải phóng dân tộc.
Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi khắc họa hình ảnh người anh hùng dân tộc với đầy đủ các tố chất và phẩm chất tốt đẹp. Thông qua nhân vật Tnú, ta như có thể nhìn thấy hình ảnh của tất cả các anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Đó chính là những người quả cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để đổi lấy độc lập hòa bình cho dân tộc. Mảnh đất mà chung ta đang đứng chính là được xây dựng dựa trên xương máu của các thế hệ đi trước. Chính vì vậy, mỗi cá nhân thế hệ trẻ hiện nay cần phải có lòng biết ơn và kính trọng với những anh hùng có công với cách mạng.
——————————-
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích nhân vật Tnú học sinh giỏi kèm dàn ý. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.