Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những đoạn thơ tả người hay nhất, đẹp nhất không chỉ bởi ngôn ngữ thơ trong sáng mà còn bởi ở đó có hai chị em nhà họ Vương nhan sắc, tài năng đều hội tụ đủ đầy. Để biết rõ hơn về vẻ đẹp ấy, mời các bạn tham khảo Phân tích vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều học sinh giỏi nhé!

1. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều học sinh giỏi

a. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

– Sơ lược về nét đẹp của chị em Thúy Kiều

b. Thân bài

* Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân (4 câu)

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

– Được miêu tả là người trong trọng, cao sang, quý phái

– Chỉ với 4 câu thơ mà có thể thấy vẻ đẹp của Thúy Vân đúng là không thể xem thường. Vẻ đẹp mà chỉ so sánh với hoa với ngọc

– Tóc còn ống ả, mượt mà hơn cả mây, da trắng khiến tuyết cũng phải ghen tỵ

– Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên tư nhiên cũng phải ghen tỵ

* Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)

– Thúy Vân đã xinh đẹp như thế nhưng Thúy Kiều lại được miêu tả là có nét đẹp sắc sảo mà mặn mà hơn cùng với phần tài sắc cũng hơn

– Cũng là một tuyệt tác giai nhân mà khiến hoa ghen liễu hờn, vẻ đẹp của Kiều cũng khiến cho thiên nhiên phải ghen tỵ

– Cái tài của Thúy Kiều đạt mức hoàn hảo trong chế độ phong kiến ngày xưa: cầm, kì, thi , họa đều giỏi, ngoài ra sự thông minh của nàng cũng là vốn có được trời ban tặng

* Nét bút tài tình của Nguyễn Du và những biện pháp nghệ thuật được ông sử dụng một cách hoàn hảo

– Sử dụng biện pháp đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước rồi mới miêu tả Thúy Kiều để làm nổi bật vẻ đẹp và sự tài năng vốn có của nàng

– Sử dụng các biện pháp nhân hóa, hoán dụ, so sanh, biện pháp ước lệ tượng trưng và cách sử dung sinh động các tính từ miêu tả đã khiến cho bài thơ trở nên có hồn và sinh động

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ về đoạn trích

2. Phân tích vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều học sinh giỏi

Phân tích vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều học sinh giỏi

Người ta nói, kiệt tác thì luôn sống cùng thời gian, văn thơ cũng vậy. Còn thơ ca mà là kiệt tác thì sẽ trường tồn mãi mãi. Truyện Kiều của Nguyễn Du chính là một ví dụ nổi bật của câu nói này. Chắc hẳn chũng ta đều biết, Truyện Kiều chính là một tác phẩm kinh điển trong nền văn học Việt Nam, từ đây hình thành những nét sinh hoạt văn hoá thú vị. Trong thiên truyện lịch sử này, Nguyễn Du đã vận dụng hết biệt tài tả cảnh, tả người của mình. Và hai thiếu nữ Thuý Kiều, Thuý Vân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn kĩ năng đó, thêm cả bút pháp ước lệ làm hai người càng thêm chân thật, xinh đẹp.

Đoạn miêu tả chị em Thuý Kiều được đặt ở ngay đầu câu chuyện, làm cho hình ảnh con người hiện lên rực rỡ nhất. Hai người sống trong một gia đình khá giả, lớn lên trong nhung gấm lụa là. Toàn bộ đoạn trích đó đều để miêu tả dung nhan kiều diễm của hai chị em, cũng dự cảm trước về số phận bạc bẽo của hồng nhan. Tác giả đã khái quát chung nhất về hai nhân vật như sau:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

    “Tố nga” ở đây có nghĩa chỉ loài thiên nga xinh đẹp, nhằm thể hiện dung mạo xinh đẹp của cả hai chị em đầu lòng. Cốt cách và tinh thần của hai thiếu nữ được ví như mai và tuyết, là những thứ sạch sẽ nhất trên thế gian. Mai được xếp trong “tứ quân tử”, thể hiện sự ngay thẳng, thanh bạch trong cốt cách. Tuyết là thứ trắng ngần không nhiễm bụi, là tâm hồn luôn trong sáng thành thật. Chỉ bằng 3 câu thơ ngắn, tác giả đã khiến cho hai cô gái hoàn hảo từ dung mạo đến tính cách. Đoạn cuối như sự khác biệt giữa hai nàng: “Mỗi người mỗi vẻ” nhưng đều hoàn hảo như nhau: “Mười phân vẹn mười”.

Sự khác nhau đó được tác giả làm rõ ở ngay trong những câu thơ phía sau. Mười bốn câu tiếp chính là tả vể đẹp của người em Thuý Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

    Thuý Vân được miêu tả với vẻ ngoài trang trọng, là người con gái chú trọng lễ nghi. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ cổ điển, gợi nhiều hơn tả, khuôn mặt Thuý Vân được thể hiện như khuôn vàng thước ngọc. Khuôn mặt nàng đầy đặn như mặt trang, nét mày nở nang, tiếng nói nụ cười như hoa. Đây được xem như tiêu chuẩn đánh giá vẻ đẹp của phụ nữ thời xưa. Thuý Vân cũng được ưu ái ban cho mái tóc mượt mà, bồng bềnh hơn cả mây trời. Màu da trắng trẻo xinh đẹp, đến tuyết trời cũng kém cạnh. Tổng thể, ta có thể thấy Thuý Vân chính là hình mẫu của những tiểu thư ngày xưa, có cả mĩ và đức. Cuộc đời nàng dường như cũng được định trước sẽ an ổn mà trải qua.

Ngược lại với Thuý Vân, Thuý Kiều được tác giả ưu ái dùng đến 14 câu thơ để miêu tả cả sắc và tài.

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”

    So với nét trong sáng phúc hậu của Vân thì Kiều lại được tả “sắc sảo mặn mà”, hơn Vân cả tài và sắc. Tác giả không miêu tả từng bộ phận như với Vân, Kiều được Nguyễn Du dùng toàn bộ những từ ngữ ước lệ so sánh để ví von. “Làn thu thuỷ” để miêu tả ánh mắt của người con gái long lanh như làn nước thu. “Nét xuân sơn” là cánh mày cong như nét núi mùa xuân. Đây đều thể hiện Kiều chính là một trang tuyệt sắc giai nhân, làm say lòng người. Hình ảnh “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” để miêu tả bờ môi căng tràn hơn cả hoa đương nở, mái tóc làm cánh liễu lả lướt xin thua. Không chỉ vậy, “hờn” và “ghen” còn là sự đố kị của thiên nhiên, như một điềm báo cho sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Kiều.

Không chỉ đẹp, Nguyễn Du còn tả Kiều chính là một người có tài.

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

   Nàng sinh ra đã được phú cho sự thông minh đủ tài đa nghệ. Thi hoạ và ca ngâm đều lão luyện, nào là cung thương, nào là hồ cầm đều tinh thông. Có thể xem nàng chính là địa diện cho người phụ nữ xưa, tinh thông cầm kì thi hoạ. Tuy nhiên, nàng lại thích biên soạn những bài u oán buồn thương, tiếc cho số mệnh của hồng nhan, âu cũng như một lời dự báo cho chính bản thân mình trong tương lai.

Đoạn trích đặc tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều và Thuý Vân, cũng bộc lộ rõ nét bút pháo cứng cáp mạnh mẽ của tác giả Nguyễn Du. Qua đó thể hiện nét đẹp của người phụ nữ xưa đủ cả sắc và tài, tuy nhiên số phận luôn bạc hồng nhan. Thông qua vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả làm nối bật hình ảnh con người càng làm cho hoa ghen liễu hờn. Cũng chính cái đẹp đó làm cho cuộc đời Kiều sau này bấp bênh, trôi nổi.

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều học sinh giỏi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.