Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất, không gì có thể sánh bằng. Phân tích vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài học sinh giỏi sẽ giúp ta thấy rõ hơn về thứ tình cảm bao la này.

1. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài học sinh giỏi

a. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

– Giới thiệu khái quát về hai nhân vật

b. Thân bài

* Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Vợ nhặt

– Khái quát diễn biến dẫn đến chi tiết.

– Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:

+ Do con lấy vợ vào giữa ngày đói khiến bà lão vừa mừng lại vừa tủi, vừa lo lắng…

+ “Kẽ mắt kèm nhèm” là bức chân dung khắc khổ của người phụ nữ nông dân lớn tuổi.

=> Giọt nước mắt là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng.

* Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Chiếc thuyền ngoài xa

– Khái quát diễn biến dẫn đến chi tiết.

– Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:

+ Là biểu hiện của nỗi đau đớn tột cùng do gia cảnh nghèo khó bế tắc và tình trạng bạo lực trong gia đình

+ Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: khi bị chồng đánh bà không có phản ứng nào nhưng khi lão ta đánh con là bà không thể nào để yên được

* So sánh

– Điểm tương đồng

+ Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ chưa chan tình yêu thương và lòng bao dung

+ Đều góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm và phản ánh hiện thực xã hội thời ấy

– Điểm khác biệt

+ Hoàn cảnh riêng của hai nhân vật khác nhau nên nước mắt rơi cũng có lý do khác nhau

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên những cảm xúc về hai nhân vật trên.

2. Phân tích vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài học sinh giỏi

Phân tích vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài học sinh giỏi

Từ xưa, hình tượng người mẹ đã được đưa vào trong thơ ca với những câu từ ca ngợi và hoa mĩ. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu thương, kính trọng cũng như thể hiện vẻ đẹp cao thượng của đấng sinh thành. Trong kho tác phẩm đồ sộ của nền văn học Việt Nam, chúng ta có thể kể đến một vài cái tên tiêu biểu như Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Hình ảnh người mẹ là bà cụ Tứ và người phụ nữ hàng chài trong hai tác phẩm này được tác giả miêu tả vô cùng sinh động, chân thật. Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng dưới ngòi bút khác nhau, những nhân vật lại được xây dựng với những điểm đặ sắc riêng biệt.

Trong tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng một người mẹ trong hoàn cảnh khốn khó chốn thôn quê. Cuộc đời bà đến bây giờ chỉ có một ước mơ nhỏ bé, chính là có thể tìm một người vợ hiền cho con trai mình. Nhưng số phận thì quá éo le, trong hoàn cảnh thiếu thốn cơm ăn áo mặc, “nàng dâu” ấy lại đến với gia đình trong hoàn cảnh bà không lường trước được. Trong lúc đó, tác giả đã vô cùng thành công khi miêu tả được “hai hàng nước mắt” mang nhiều ý nghĩa của cụ Tứ. Buổi chiều đó, Tràng dẫn về một người “vợ nhặt”. Sau giây phút ngạc nhiên, bà cụ bất chợt cúi đầu im lặng. Đến đây, có lẽ rất nhiều người đọc cũng hồi hộp theo các nhân vật trong truyện và tò mò suy nghĩ của bà. Trên gương mặt già nua ấy, “trong kẻ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Bà khóc một phần vì vui mừng đứa con trai đã tìm được chốn yên ấm, mặt khác, bà lại lo sợ cho tương lai. Trong cái cảnh nay sống mai chết không ai lường được, bà không biết đây có phải điều tốt hay không. Nhưng không vì vậy mà bà phản đối mong muốn của con trai, bà đồng ý tác hợp cho đôi vợ chồng trẻ. Dường như thế giới tăm tối nghèo đói ấy có một thứ ánh sáng loé lên, đẹp đẽ lạ thường. Qua tình huống truyện, ta có thể thấy được bằng việc miêu tả dòng nước mắt của bà cụ Tứ, chúng ta thấy được cả hiện thực khốc liệt của thời đại và lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Lên án chế độ cũ khắc nghiệt và bọn thực dân tàn bạo, cũng làm nổi bật lên lòng thương người của dân tộc.

Còn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, người đàn bà hàng chài được miêu tả là người phụ nữ với thân hình khoẻ khoắn, thô kệch. Số phận chị không được may mắn vì người chồng vũ phu thường xuyên đánh đập, cứ ngỡ chị đã chai sạn bởi những trận đòn roi. Tuy nhiên, trái ngước với suy nghĩ người đọc, chị lại là một người giàu lòng bao dung và người mẹ yêu thương con hết mực. Và lại với hình ảnh hàng nước mắt, Nguyễn Minh Châu đã xé bỏ giúp người đọc để thấy được nội tâm chị cũng yếu mềm lắng lo như bao người phụ nữ khác. Chị đã rất cố gắng, vậy như chẳng thể cứu được mái ấm bên bờ vực sụp đổ, chẳng cứu được đứa con lầm đường lạc lối. Nhưng cuộc sống mưu sinh thì vẫn phải tiếp diễn, hiện thực luôn tàn khốc như vậy. Chính những đứa con chính là nguồn động lực để chị tiếp tục tồn tại trên đời. Tác giả ca ngợi hình ảnh người mẹ luôn hướng về đứa con, cũng phê phán xã hội trước thời kì đổi mới.

Về điểm tương đồng giữa bà cụ Tứ và người phụ nữ hàng chài, họ đều là những người mẹ luôn dành tình thương vô bờ cho con cái, hết lòng vì con. Tuy nhiên số phận họ chẳng được may mắn khi sống trong một xã hội nghèo đói khó khăn. Điểm nổi bật trong cả hai tác phẩm đều là hình ảnh “giọt nước mắt” của người mẹ. Nó vừa thể hiện giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Dưới ngòi bút tài năng của hai tác giả, hình ảnh người mẹ vượt lên trên cả hoàn cảnh, trở thành điểm sáng cho toàn bộ tác phẩm. Họ cũng chính là đại diện cho toàn bộ phụ nữ Việt thời bấy giờ.

Về điểm khác biệt, giọt nước mắt rơi xuống lại có nội dung và hoàn cảnh riêng. Bà cụ Tứ vừa đau lòng và mừng thay đứa con trai, vừa cảm thấy lo sợ cho tương lai cơm áo. Còn với người phụ nữ hàng chài, chị đau đớn thay cho hoàn cảnh gia đình và đứa con lầm lối.

Mặc dù mang nhiều nét khác biệt, nhưng hai người phụ nữ, hai người mẹ đều cho chúng ta thấy tấm lòng như biển lớn của người phụ nữ. Trong thời ấy, họ là những người trụ cột của gia đình, là người mạnh mẽ như không thể đánh bại. Nội tâm mềm yếu ấy chỉ thể hiện trước mặt những đứa con mình.

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài học sinh giỏi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.