Rực sáng lên trong Vợ nhặt là vẻ đẹp tình người, trong đói khổ, thậm chí là kề cận bên cái chết, người ta vẫn cưu mang nhau. Phân tích vẻ đẹp tình người trong truyện ngắn Vợ nhặt học sinh giỏi sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp ấy
1. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp tình người trong truyện ngắn Vợ nhặt học sinh giỏi
a. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
b. Thân bài
* Bối cảnh truyện ngắn
– Diễn ra vào giữa nạn đói năm 1945
– Ở xóm ngụ cư, cảnh tượng thê thảm đến mức kinh người
* Nhân vật Tràng:
– Tràng không có nổi một tấm vợ do hắn là một người dân ngụ cư, xấu xí, và nghèo đói
– Tuy nhiên cuộc đời của hắn bỗng có một bước ngoặt lơn khi anh “nhặt” được một cô vợ
– Khi đã thành một gia đình, Tràng cảm thấy mình trưởng thành hơn, có nghĩa vụ phải săn sóc và quan tâm đến cái người đàn bà đang đi bên cạnh mình.
=> Tràng bỗng nhiên trưởng thành hơn trong nhận thức, tình cảm và hành động
– Sau đêm tân hôn, Tràng về niềm hy vọng vào một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn ở phía trước
* Nhân vật thị:
– Là một người đàn bà không tên tuổi, quê quán, dân ngụ cư
– Khao khát được sống, cầu được sống
– Trân trọng tình cảm của Tràng và của mẹ chồng vì đã không chê mình mà chấp nhận mình làm con
– Là người phụ nữ của gia đình, đảm đang tháo vát
– Là người có niềm hy vọng vào cuộc sống rất mãnh liệt, thị đã nhắc đến chuyện người ta đi phá kho thóc của nhật, và lòng thị cũng dần rộn lên những suy nghĩ về việc đi cướp thóc, cải thiện cuộc sống.
* Bà cụ Tứ:
– Là người mẹ tuyệt vơi, luôn bao dung và yêu thương con cái của mình
– Là một người lạc quan và thông suốt, luôn ở bên động viên tinh thần cho các con
c. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên những cảm xúc của bản thân thông qua bài trên.
2. Phân tích vẻ đẹp tình người trong truyện ngắn Vợ nhặt học sinh giỏi
Từ lâu, dân tộc ta đã có một truyền thống tốt đẹp đáng ca ngợi và lưu giữ. Đó chính là tình đoàn kết, tình thương người giữa các dân tộc, các vùng miền. Cũng nhờ đó, dân tộc ta đã toàn thắng trong nhiều cuộc kháng chiến giữ nước từ thời vua Hùng. Văn thơ cũng có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này, trong đó có truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Thông qua những nhân vật trong truyện, tác giả đã thể hiện sắc nét vẻ đẹp tình người của những nông dân lúc bấy giờ.
Tình huống truyện là việc Tràng trong một lần đi làm việc gặp Thị, một người phụ nữ không có nhà để về, sau đó hai người thông qua lời bông đùa của Trang mà thành đôi. Từ đây, Tràng có thêm một người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ có thêm một người con dâu bất ngờ. Và vẻ đẹp tình người tác giả muốn nhắc tới được thể hiện thông qua ba nhân vật: Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ.
Đầu tiên, với nhân vật Tràng, đây là một người đàn ông chất phác, tốt bụng. Điều này thể hiện qua hành động chia sẻ miếng ăn với người xa lạ trong hoàn cảnh nạn đói hoành hành. Sau những cảm xúc lo sợ ban đầu, Tràng đã liều lĩnh cướp lấy hạnh phúc của chính mình. Sự chu đáo của một người đàn ông còn thể hiện qua những chi tiết: cùng thị làm một bữa no nê, mua hai hào dầu để thắp đền cho căn nhà thêm sáng sủa. Các phẩm chất của một người đàn ông còn thể hiện khi hắn đã ý thức được nhiệm vụ của mình, ra ngoài sửa chữa lại căn nhà. Tuy biết gia cảnh bản thân khốn khó, nhưng ngay từ ban đầu, Tràng đã có ý nghĩ cưu mang thị. Đây chính là lòng thương người trắc ẩn trong mõi người nông dân Việt.
Tình người còn được tác giả thể hiện thông qua nhân vật người vợ nhặt. Ban đầu, Thị được miêu tả chính là một người phụ nữ chanh chua mà chẳng xinh đẹp do bị cái đói bám chặt. Sự xuất hiện của Thị làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh những người bị dồn vào bước đường cùng, chỉ còn tuyệt vọng. Cái đói làm thị không còn nét duyên dang một người con gái cần có, mà còn khá “vồ vập”. Chi tiết thị lon ton ra đẩy xe hay ăn một lúc hết 4 cái bánh chính là minh chứng. Thị quyết định đi theo Tràng, cứ ngỡ cuộc sống sẽ sung sướng hơn, nhưng không ngờ nhà Tràng cũng khốn khổ chẳng hơn là bao. Thị từng có suy nghĩ rời khỏi ngôi nhà nhỏ bé chật hẹp đó, nhưng lại chán cái cảnh đầu đường xó chợ, cũng cảm động vì những hành động của Tràng. Thị đã ở lại, trở thành người một nhà, người có gia đình.
Và cuối cùng, nhân vật bà cụ Tứ. Bà là một người mẹ yêu thương con, luôn tự trách vì không thể lo được cho con. Khi biết Tràng nhặt về một người vợ, sau giây phút ngạc nhiên, bà đã đồng ý chuyện của hai người. Tuy rằng, bà lo sợ cho cuộc sống mai sau chẳng đủ cái ăn, nhưng bà thương con, cũng thương người phụ nữ số khổ kia. Bà có lòng thương xót đối với người con dâu mới, cũng khuyên răn con cái cố gắng vươn tới tương lai.
Vậy là, bằng một cách diệu kì, ba con người đó nương tựa vào nhau vượt qua cái đói, trở thành một gia đình. Lễ cưới của hai vợ chồng son chẳng rình rang, chỉ có ba người trong gia đình quây quần. Bên ngoài, chính là địa ngục đầy người la liệt với tiếng quạ kêu như dỗi, như hờn. Chẳng ai biết cảnh này sẽ tiếp diễn đến bao giờ, họ chỉ biết dùng sự cảm thông và tình yêu thương cho nhau để động viên nhau vượt qua. Ngay hôm sau, cuộc sống của cả ba người đều đã có sự thay đổi. Tràng là người có vợ, gánh trách nhiệm trụ cột gia đình. Thị có chốn để về, và bà cụ Tứ cũng bớt lo cho con trai.
Qua truyện ngắn này, ta có thể khẳng định một điều rằng dù trong bất kể hoàn cảnh khó khăn nào, chính sự yêu thương và giúp đỡ giữa người với người sẽ khiến ta vượt qua. Trước một xã hội đương thời khốn khó, họ vẫn vững lòng tin vào Đảng, tin vào một tương lai tươi sáng ở phía trước.
——————————-
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích vẻ đẹp tình người trong truyện ngắn Vợ nhặt học sinh giỏi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.