Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Phân tích Viếng Lăng Bác khổ 3 học sinh giỏi kèm dàn ý sẽ cho ta thấy rõ hơn về điều này.

1. Dàn ý Phân tích Viếng Lăng Bác khổ 3 học sinh giỏi 

a. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

– Dẫn dắt vào khổ 3 của bài

b. Thân bài

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

* Sự xúc động khi được gặp Bác

– Bác nằm trong giấc ngủ bình yên mãi mãi

– Hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền thể hiện sự trận trọng của tác giả đối với Bác

– Chỉ với hai câu thở đã cho ta thấy được tình yêu và sự trân trọng của tác giả giành cho Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta. Bác tuy đang trong giấc ngủ yên bình nhưng Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng chúng ta

* Nỗi xót xa trước sự ra đi của Bác

– Hình ảnh tương phản “vẫn biết – mà sao” đã thể hiện nỗi xót xa nghẹn ngào, sự mâu thuẫn giữa lý trí và con tim. Dù biết nhưng không thể nào chấp nhận nổi

– Hình ảnh trời xanh thể hiện sự vĩnh hằng, Bác dù đã mất nhưng Bác vẫn luôn sống trong tim chúng ta

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên cảm xúc của bản thân thông qua khổ thơ trên.

2. Phân tích Viếng Lăng Bác khổ 3 học sinh giỏi 

Phân tích Viếng Lăng Bác khổ 3 học sinh giỏi

Với những người quê gốc Hà Nội như tối, việc mỗi ngày tới lăng Bác xem lễ thượng cờ hay hạ cờ là một việc như thói quen trong danh sách. Tuy nhiên, với những đứa con phương xa, mỗi chuyến thăm Lăng lại là một chuyến đi khó nhớ. Điều này đã được tác giả Viễn Phương ghi lại trọn vẹn trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, bộc lộ cảm xúc của một người từ Nam lần đầu ra Hà Nội. Nếu hai khổ đầu bài thơ chú trọng miêu tả cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác, thì khổ ba lại thể hiện nỗi xúc động của chính tác giả trong chuyến đi này.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hai câu thơ đầu tiên, Viễn Phương tả lại cảnh tượng khi nhìn thấy Bác. Vị lãnh tụ vĩ đại giờ đang chìm trong một giấc ngủ cứ như chưa hề đi xa, Người chỉ chợp mắt đôi chút. Giấc ngủ ấy bình yên quá đỗi, không gì có thể làm phiền Người nghỉ ngơi. Ánh sáng dịu nhẹ được tác giả ví như “một vầng trăng sáng dịu hiền”. Khung cảnh không một tiếng động lại thể hiện được sự trâng nghiêm và kính cẩn vô cùng. Đó là nỗi niềm của hàng triệu người dân Việt, đứng trước di hài của Bác, suy nghĩ của mọi người bỗng bình lặng, như lo như sợ sẽ làm ảnh hưởng đến Bác đương chợp mắt.

Khi nhìn thấy hình ảnh trong lăng, Viễn Phương như nức nở thốt lên:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Chúng ta cũng biết, bầu trời xanh trên kia là không thể thay đổi, luôn trường tồn theo thời gian. Ở đây, tác giả sử dụng phép ẩn dụ, ví Bác như bầu trời xanh ấy. Trong lòng người dân Việt, Bác Hồ mãi sống trong tim, mãi đồng hành cùng sự thịnh suy nước nhà. Như bầu trời mãi không bao giờ sụp đổ. Tuy biết vậy, tác giả vẫn “nhói ở trong tim”. Bởi Viễn Phương biết rằng, tuy Bác “chỉ ngủ một giấc” nhưng Bác không tỉnh dậy nữa. Có lẽ Bác đã mệt mỏi rồi. Bác không thức dậy vui đùa cùng các cháu thiếu nhi, cũng chẳng chuyện trò răn dạy mọi người được. Vậy nên, những cảm xúc buồn thương man mác ấy như hoá thành thực thể, khiến tác giả “nhói ở trong tim”.

Con người đều phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Còn Bác thì không. Sự vĩ đại của Bác, tấm lòng thương nước yêu dân của Người luôn trường tồn theo thời gian. Tác giả kết hợp khéo léo nhiều phép tu từ đặc sắc. Đó là nói giảm, nói tránh khi viết về cảnh Bác đương lúc “ngủ”. Đó là phép ẩn dụ hình ảnh Bác như “trời xanh” luôn tồn tại mãi mãi. Giọng điệu thơ cũng thể hiện sự kính trọng và trang nghiêm, cũng bộc lộ nỗi lòng tiếc thương vô bờ của mọi người. Nỗi đau tác giả nói không chỉ được nhà thơ nhận thức, mà nó còn vượt qua các quy luật, được nhà thơ cảm nhận thấy. Đó chính là sự đau xót nhường nào!

Sau khi đọc bài thơ, ta càng thêm kình trọng và thương tiếc vị anh hùng vĩ đại của dân tộc. Có lẽ, điều tiếc nuối nhất của cuộc đời Người là chưa thể tận mắt chứng kiến ngày đất nước ta hoàn toàn độc lập. Ngày Bác đi, hàng triệu người dân Việt Nam cùng chung một nỗi đau, dư âm kéo dài đến tận bây giờ. Bài thơ Viếng lăng Bác như đưa tất cả người đọc đến những khoảnh khắc thiêng liêng khi đứng trước lăng và di hài của Bác. Dù Người đã đi xa, nhưng tư tưởng, tình thương của Bác vẫn luôn đọng lại trong lòng mỗi một người dân Việt Nam.

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Phân tích Viếng Lăng Bác khổ 3 học sinh giỏi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.