Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học mới nhất 2021

Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học mới nhất 2021

Định mức số tiết dạy của giáo viên tiểu học

Năm 2021 định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là bao nhiêu tiết một tuần, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học được quy định như thế nào. Trong bài viết này toptailieu.com sẽ chia sẻ cho các bạn một số quy định về định mức tiết dạy của giáo viên theo quy định mới nhất của pháp luật.

Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học mới nhất 2021

1. Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học

Căn cứ vào điều 6 chương 2 của văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT 2017:

1. Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

2. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy theo đúng quy định của pháp luật giáo viên tiểu học sẽ dạy 23 tiết/tuần.

2. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách: Giảm 02 giờ dạy/tuần/giáo viên tiểu học.

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.

3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 – 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.

5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.

5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;

Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần.

Theo quy định trên nếu giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm thì sẽ được giảm định mức là 3 tiết/tuần.

Tổng kết: như vậy theo đúng quy định của pháp luật hiện hành thì định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học sẽ là 23 tiết/1 tuần và giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm sẽ là 20 tiết/ 1 tuần.

3. Thời gian làm việc, nghỉ hàng năm của giáo viên tiểu học

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

—————————————————————————–

Hỏi: Nhà trường tôi công tác dạy học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học chính khóa, buổi chiều học buổi 2 (buổi 2 là buổi mà học sinh đi học phải đóng tiền riêng). Tôi và những giáo viên dạy môn chuyên ở cấp học Tiểu học (Thể dục, Âm nhạc, Tiếng anh, Mỹ thuật) đều được sắp xếp lịch giảng dạy vào buổi chiều (không phải buổi học chính khóa).

Tôi đề nghị nhà trường sắp xếp lịch giảng dạy về buổi chính khóa (buổi sáng) nhưng nhà trường trả lời là chỉ được xin tạo điều kiện sắp xếp lịch vào buổi chính khóa và giải quyết được hay không còn tùy. Như vậy là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin cung cấp thì đơn vị bạn công tác đang áp dụng hình thức giảng dạy 2 buổi/tuần nên sẽ áp dụng quy định tại Thông tư số 22/2004/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên ở các trường phổ thông. Cụ thể:

1. Trường tiểu học.

Các môn học ở tiểu học bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật và Thể dục.

Đối với các trường tiểu học chương trình 2 buổi/ngày: Có thêm môn học tự chọn: Ngoại ngữ, Tin học.

a. Loại hình giáo viên làm công tác giảng dạy gồm có:

  • Giáo viên tiểu học dạy đủ các môn học (kể cả các môn văn hóa và các môn Âm nhạc, Mỹ thuật).
  • Giáo viên tiểu học dạy các môn văn hóa trừ các môn Âm nhạc, Mỹ thuật.
  • Giáo viên Âm nhạc, giáo viên Mỹ thuật, giáo viên Tin học, giáo viên Ngoại ngữ, giáo viên Thể dục, giáo viên – Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Như vậy, văn bản trên chỉ quy định về xác định loại hình giáo viên tham gia giảng dạy tại trường học, không có quy định về việc áp dụng sắp xếp lịch giảng dạy cho loại hình giáo viên này vào buổi học không chính khóa hay học chính khóa. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại yêu cầu đơn vị giải trình về căn cứ áp dụng việc sắp xếp lịch giảng dạy trên để có căn cứ khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn và sắp xếp lịch giảng dạy chính khóa cho bạn theo đúng định mức tiết dạy mà luật quy định. Theo đó, định mức tiết dạy mà đơn vị phải đảm bảo cho bạn sẽ áp dụng theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông:

Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1.Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

2.Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

Comments

  1. Thủy

    Gv chủ nhiệm tiểu học được giảm 3 tiết nhưng trường phân công dư 1 tiết chào cờ , 1 tiết dạy trải nghiệm và 1 tiết sinh hoạt lớp như vậy giáo viên chủ nhiệm không được nghỉ tiết nào ? Như vậy gvcn đâu tính được giảm mà là thêm tiết

  2. Phạm Thị Uyên

    Tôi là giáo viên tiểu học làm công tác chủ nhiệm còn phải dạy 20 tiết/tuần. Tôi kiêm nhiệm thêm tổ trưởng tổ chuyên môn nhưng vẫn phải dạy 20 tiết/ tuần. Như vậy đúng hay sai?

    1. TopTaiLieu

      Trước hết toà soạn xin chân thành cảm ơn cô đã tin tưởng và gửi thư về cho chúng tôi. Về vấn đề này chúng tôi sẽ được phép được tư vấn như sau:

      Về văn bản pháp luật áp dụng:
      Theo Văn bản hợp nhất Số: 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 hợp nhất Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông

      Dẫn chiếu theo các điều trong Văn bản nêu trên:

      Thứ nhất, về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học.
      Theo Văn bản hợp nhất Số: 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 hợp nhất Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì tại Điều 6. Định mức tiết dạy.
      Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
      Ở khoản “1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết”.
      Như vậy, định mức tiết dạy của bạn là 23 tiết/tuần, nếu bạn dạy vượt định mức thì sẽ được tính tăng giờ theo quy định.

      Thứ hai, bạn hỏi về việc kiêm nhiệm các nhiệm vụ được giảm định mức tiết dạy.
      Do bạn vừa làm công tác chủ nhiệm lớp và là tổ trưởng chuyên môn nên theo thông tư trên bạn sẽ được giảm như sau:
      Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn.
      Do bạn vừa làm chủ nhiệm vừa làm tổ trưởng chuyên môn nên tại Khoản 1 và Khoản 5 của điều này thì:
      “1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
      5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần”.
      Như vậy, bạn đang dạy ở bậc tiểu học theo thông tư trên bạn dạy 20 tiết/tuần, làm giáo viên chủ nhiệm được giảm 3 tiết/tuần, làm công tác chủ nhiệm được tính giảm 3 tiết/tuần, như vậy tổng cộng bạn được tính là 26 tiết/tuần.
      Nếu theo định mức tiết dạy ở bậc tiểu học là bạn sẽ được tính thừa giờ 3 tiết/tuần nếu tổ chuyên môn của bạn giảng dạy đầy đủ tiết dạy theo định mức quy định của thông tư trên.
      Tại một số cơ sở giáo dục hiện nay vận dụng Khoản 5 của Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường là:
      “5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất”.
      Việc bạn kiêm nhiệm 2 việc chưa đúng tinh thần thông tư trên bởi vì Khoản 5 nằm trong Điều 9 chỉ quy định việc giáo viên kiêm nhiệm không quá 2 chức vụ của công tác Đảng, Công đoàn, tổ chức khác như trưởng ban thanh tra, chủ tịch hội đồng trường… có thể hiểu là một giáo viên nếu kiêm nhiệm vừa Bí thư chi bộ (trường hạng 1 được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần) vừa kiêm nhiệm chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch công đoàn hoặc ủy viên công đoàn (giảm từ 1 đến 6 tiết) hoặc kiêm nhiệm trưởng ban thanh tra nhân dân, chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường (được giảm 2 tiết/tuần) thì chỉ tính hưởng 1 chế độ mà không thấy quy định việc kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác như tổ trưởng chuyên môn, chủ nhiệm, phụ trách phòng bộ môn,…

      Như vậy, theo thông tin trên bạn vẫn sẽ được tính thừa giờ 3 tiết/tuần nếu tổ hoặc trường bạn được tính dư giờ.

      Phần tư vấn trên có tính chất tham khảo, tùy trường hợp cụ thể sẽ có cách giải quyết khác nhau, bạn có thể liên hệ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chuyên môn để thông tin thêm.

      Tài liệu tham khảo:
      https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Van-ban-hop-nhat-03-VBHN-BGDDT-2017-che-do-lam-viec-doi-voi-giao-vien-pho-thong-355032.aspx

    2. Thuy

      Giáo viên cn giảm 3 tiết nhưng thay bằng tiết cháo cờ, sinh hoạt và hd trải nghiệm. Như thế đâu phải là giảm. Chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác và thêm công tác chủ nhiệm thôi.

  3. Phạm Huế

    Xin hỏi: 1. chúng tôi là giáo viên tiểu học phải dạy 20 tiết thực dạy và 3 tiết chủ nhiệm tổng 23tiết/tuần. Như vậy nhà trường sếp chúng tôi dạy 20 tiết chính, 1 tiết chào cờ, 1 tiết sinh hoạt là 22 tiết thực dạy. Nhưng nhà trường không tính tiết chào cờ và sinh hoạt cho chúng tôi mà nói đó là tiết chủ nhiệm. Như vậy là đúng hay sai?
    2. Khi tính tiền thừa giờ nhà trường nói chỉ hỗ trợ 50.000đ cho mỗi tiết vì kho bạc không cho thanh toán thừa giờ, vì một năm chúng tôi chưa dạy đủ 805tiet/năm (đó nghỉ covid, học kì hai bộ cho dạy 11 tuần) trong khi nghỉ covid giáo viên chúng tôi dạy trực tuyến, soạn phiếu bài tập cho học sinh làm. Như vậy đúng hay sai? Nếu sai chúng tôi phải làm như thế nào để đòi lại quyền lợi của mình.
    Xin trân trọng cảm ơn!

    1. Lê Thu Trang

      Cảm ơn Cô đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Về 2 vấn đề nêu trên chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
      Vấn đề 1:
      Vấn đề này chúng tôi xin được trích dẫn câu trả lời của cổng thông tin chính sách online
      https://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Cach-tinh-so-gio-day-cua-giao-vien-chu-nhiem-cap-tieu-hoc/22696.vgp
      Chi tiết như sau:
      Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
      Theo quy định tại Thông tư số 36/1999/TT-BGDĐT ngày 27/9/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với ngành giáo dục và đào tạo, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học là 40 giờ/tuần.

      Đối với giáo viên tiểu học ngoài việc giảng dạy các môn học theo chương trình với số tiết quy định là 23 tiết/tuần (quy đổi ra giờ làm việc là 15,33 giờ) thì giáo viên tiểu học còn 24,67 giờ/tuần để làm các công việc khác như: Chuẩn bị bài (soạn bài), dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chấm bài kiểm tra, đánh giá định kỳ học sinh, họp hội đồng, làm việc với cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động lao động, giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chung của nhà trường…, và làm các công việc khác do hiệu trưởng phân công.

      Đối với những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, theo quy định được giảm 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm như:

      – Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;

      – Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

      – Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh;

      – Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

      – Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

      Như vậy, những tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động như sinh hoạt đầu buổi học, lao động là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện theo nhiệm vụ (nêu trên) và thời gian để làm những việc này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.
      …………………..
      Vấn đề 2:
      Bộ GD-ĐT cho hay, chế độ làm việc của giáo viên cùng các chế độ chính sách khác liên quan (kiêm nhiệm, thừa giờ,…) vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.

      Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong học kỳ II năm học 2019-2020, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh học tại nhà. Qua đó, giáo viên thực hiện các công việc như: dạy học, giáo dục trẻ/học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các công cụ trực tuyến (qua internet, trên truyền hình).

      Do đó khi xác định chế độ làm việc của giáo viên, các sở GD-ĐT cần lưu ý chỉ đạo các trường:

      Căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của giáo viên, hiệu trưởng trao đổi với tổ/nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy. Từ đó xác định tổng số tiết dạy của giáo viên (trong đó có cả các tiết quy đổi).

      Ngoài ra, nếu giáo viên được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học online, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học hoặc địa phương thì hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp đối với giáo viên đó hoặc cho cả những người cùng tham gia đảm bảo đúng người, đúng việc.

      Việc quy đổi số tiết dạy của giáo viên phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của trưởng phòng GD-ĐT (đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS) hoặc giám đốc sở GD-ĐT (đối với cấp THPT) theo quy định.

      Do khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh, nên thời gian nghỉ học của giáo viên năm nay sẽ được tính bắt đầu từ sau ngày kết thúc năm học 2019-2020 (theo thời gian thực tế) đến ngày tựu trường năm học 2020-2021.

      Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường cũng như các công việc của từng giáo viên, hiệu trưởng bố trí cho giáo viên nghỉ hè hoặc nghỉ hằng năm một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy định.

      Tham khảo thêm: https://luatvietnam.vn/y-te/cong-van-1366-bgddt-ngcbqlgd-182793-d6.html
      https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/huong-dan-thuc-hien-viec-tang-gio-nam-hoc-2019-2020-post209215.gd

  4. Huệ

    Tôi là gv tiểu học. Lớp tôi có 35 trò trong đó có 2 trò học hoà nhập. 1 trong 2 trò học hoà nhập được nhà nước hô trợ tiền theo nghị định. Xin hỏi trường hợp như trên thì gv dạy có được miễn giảm số tiết hay được hưởng chế độ gì không a? Xin cảm ơn a

  5. Nghĩa

    Hỏi: Ở trường tiểu học, tôi là gv chủ nhiệm lớp và được phân công dạy đủ 23 tiết (trong đó có cả tiết chào cờ đầu tuần và cả tiết sinh hoạt lớp). Như vậy có đc coi là dư 3 tiết không?

    1. Anh Chánh Văn

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
      Vấn đề này chúng tôi xin được trích dẫn câu trả lời của cổng thông tin chính sách online
      https://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Cach-tinh-so-gio-day-cua-giao-vien-chu-nhiem-cap-tieu-hoc/22696.vgp
      Chi tiết như sau:
      Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
      Theo quy định tại Thông tư số 36/1999/TT-BGDĐT ngày 27/9/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với ngành giáo dục và đào tạo, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học là 40 giờ/tuần.

      Đối với giáo viên tiểu học ngoài việc giảng dạy các môn học theo chương trình với số tiết quy định là 23 tiết/tuần (quy đổi ra giờ làm việc là 15,33 giờ) thì giáo viên tiểu học còn 24,67 giờ/tuần để làm các công việc khác như: Chuẩn bị bài (soạn bài), dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chấm bài kiểm tra, đánh giá định kỳ học sinh, họp hội đồng, làm việc với cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động lao động, giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chung của nhà trường…, và làm các công việc khác do hiệu trưởng phân công.

      Đối với những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, theo quy định được giảm 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm như:

      – Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;

      – Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

      – Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh;

      – Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

      – Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

      Như vậy, những tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động như sinh hoạt đầu buổi học, lao động là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện theo nhiệm vụ (nêu trên) và thời gian để làm những việc này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.