Sự ảnh hưởng của vấn đề dân tộc đối với vấn đề giai cấp? Nhận thức và vận dụng của Đảng ta về vấn đề này?

Sự ảnh hưởng của vấn đề dân tộc đối với vấn đề giai cấp? Nhận thức và vận dụng của Đảng ta về vấn đề này?

Sự ảnh hưởng của vấn đề dân tộc đối với vấn đề giai cấp? Nhận thức và vận dụng của Đảng ta về vấn đề này?

Lời giải

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định dân tộc và giai cấp là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, giai cấp quyết định dân tộc, dân tộc có vai trò to lớn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giai cấp. Dân tộc là địa bàn tồn tại và phát triển của giai cấp. Mỗi dân tộc bao giờ cũng có một giai cấp đại diện. Đấu tranh dân tộc thúc đẩy đấu tranh giai cấp đến thắng lợi. Nếu như áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu xa của áp bức dân tộc thì áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ trở lại áp bức giai cấp. Nó nuôi dưỡng và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Trong quá trình xây dựng sức mạnh, giai cấp cách mạng không chỉ phát huy sức mạnh giai cấp mà còn sử dụng sức mạnh dân tộc. Nếu dân tộc chưa có độc lập thống nhất thì giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới muôn trở thành giai cấp dân tộc phải đi đầu trong cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong thời đại ngày nay, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có vai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Năm 1920, V.I. Lênin đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng, mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Ông đã đánh giá đúng đắn vai trò cách mạng có ý nghĩa thời đại của các dân tộc bị áp bức, chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức là nắm ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo quần chúng làm cách mạng. Đồng thời V.I. Lênin còn chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp công nhân các nước tư bản, đế quốc là vì lợi ích căn bản của chính mình, phải ra sức ủng hộ cách mạng giải phóng dân tộc. Muốn đưa phong trào cách mạng tiến lên, giai cấp công nhân mỗi nước và chính đảng của nó phải tự mình chứng tỏ là người đại biểu chân chính của dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sớm nhận ra sự ảnh hưởng to lớn đó. Vì vậy, Người đã nêu ra quan điểm về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và chính quốc, giải phóng dân tộc trước khi giải phóng giai cấp. Quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh không trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn là sự phát triển sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không lúc nào coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản cho quần chúng và giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.