Sự phát triển của từ vựng
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1. Khái niệm
Các cách phát triển từ vựng:
– Phát triển nghĩa của từ
– Tạo từ ngữ mới
– Vay mượn
2. Ví dụ
– Phát triển nghĩa của từ: ăn (ăn cơm) => ăn nắng, ăn ảnh…
– Tăng số lượng từ ngữ:
+ Tạo từ ngữ mới: kinh tế tri thức, tiền khả thi, sách đỏ…
+ Vay mượn: ghi-đông, xà phòng, sơ-mi…
II. TỪ MƯỢN
1. Khái niệm
– Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.
2. Ví dụ
– a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min.
III. TỪ HÁN VIỆT
1. Khái niệm
– Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.
2. Ví dụ
– Thiên địa (trời đất).
– Ái quốc (yêu nước)
– Cường quốc (nước mạnh)
IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1. Khái niệm
– Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
– Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.
2. Ví dụ
– Thuật ngữ: Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước, axit có đặc trưng bởi vị chua, viết công thức tổng quát là HxA.
– Biệt ngữ xã hội (đối với học sinh): trứng, ngỗng, gậy, trúng tủ, tủ đè,…
V. TRAU DỒI VỐN TỪ
Khái niệm
– Các hình thức trau dồi vốn từ:
+ Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
+ Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.