Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Lời giải

Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, nhưng không thụ động mà có tác động mạnh mẽ trở lại đối với tồn tại xã hội.

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Theo c. Mác, tư tưởng bản thân nó không làm biến đổi được gì hết, nhưng một khi lý luận cách mạng đã thấm sâu vào quần chúng thì nó sẽ trở thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển; ngược lại, nếu phản ánh không đúng, sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.

Sự tác động của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tôi Thứ nhất, phụ thuộc vào trình độ phù hợp của tư tưởng đối với đời sống hiện thực. Nếu tư tưởng lý luận phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội, của nhu cầu phát triển xã hội sẽ thúc đẩy xã hội phát’ triển. Thứ hai, phụ thuộc vào mức độ truyền bá, sự xâm nhập của ý thức xã hội vào trong quần chúng nhân dân. Ý thức xã hội chỉ phát huy tác dụng khi được quảng đại quần chúng nhận thức sâu sắc và biến thành hành động cách mạng trong thực tiễn. Thứ ba, phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp đề ra tư tưởng đó là tiến bộ hay phản động. Nếu giai cấp đề ra hệ tư tưởng là tiến bộ và cách mạng, nó sẽ có được khả năng phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của sự vận động, phát triển lịch sử và sẽ đi tiên phong trong thực hiện hệ tư tưởng đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện và triệt để nhất từ trước tới nay. Bởi vậy, cần nhận thức và vận dụng sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải biết phát huy cao độ vai trò tác động trở lại của ý thức xã hội chủ nghĩa, mà hạt nhân của nó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời, phải tích cực đấu tranh khắc phục các tàn dư tư tưởng và các hình thái ý thức xã hội lạc hậu, phản động. Mặt khác, phải ra sức tạo lập các điều kiện kinh tế – vật chất của chủ nghĩa xã hội để đảm bảo cho sự chiến thắng của các hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.