Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Vậy bạn có Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Hãy cùng Toptailieu làm một bài văn về vấn đề này nhé!

1. Dàn ý Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

a. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

b. Thân bài

* Tình cảm cha con

– Sau nhiều năm xa cách. bé Thu chịu nhận ba, điều này khiến cho những vết sẹo trên mặt ông Sáu phải giật giật vì buồn.

– Những ngày ở nhà, ông không buồn đi đâu mà chỉ tìm cách để bắt chuyện với con

– Khi con gái liên tục tránh né mình ông vẫn nhẫn nại chứ không cáu gắt hay tức giận

– Khi ông gắp thức ăn vào bát cho bé Thu nhưng bé gạt bỏ đi đã làm cho những buồn tủi trong ông bấy lâu nay bộc phát, ông tức giận định đánh con nhưng hối hận ngay sau đó vì con bỏ nhà đi

– Ngày ông phải đi, Thu cũng chịu về nhà nhưng chỉ đứng một góc nhìn, khi ông chào nó, nó mới cất tiếng gọi Ba đầu tiên. Hai cha con xúc động ôm nhau khóc

– Khi quay lại chiến đâu, ông luôn nhớ lời con và mài cho nó một chiếc lược ngà rất đẹp, chỉ tiếc là chiếc lược ấy không được tự chính tay mang tăng con gái.

* Tình cảm bé Thu đối với cha

– Bé không nhận ra vì mặt ba có vết sẹo khác với tỏng ảnh. Nhưng khi được bà ngoại giải thích đã ân hận quay về và xin lỗi ba

* Tình cảm vợ chồng

– Là một tình cảm không được miêu tả kĩ trong bài nhưng khi đọc bài ta đã nhận ra ngay được sự nhớ thương của người vợ khi chồng ở xa, khi nghe tin chông về thì vui mừng tất bật sửa soạn

* Tình cảm bà cháu

–  Bà là người mà bé Thu tin tưởng khi gặp chuyện khúc mắc và chính abf cũng là người giảng giải những lỗi sai của cháu tỏng cuộc sống cho cháu những bài học ở đời

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên cảm xúc của mình thông qua văn bản trên.

2. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Tình cảm gia đình chính là một thứ thiêng liêng vượt qua mọi hoàn cảnh và không gian. Đây cũng chính là một chủ đề hay mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ tìm cảm hứng sáng tác. Chủ đề này cũng đã được Nguyễn Quang Sáng khai thác triệt để qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, đó là tình cảm gia đình vượt qua cả sinh tử những ngày kháng chiến. Có lẽ do Nguyễn Quang Sáng đã trải qua cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, giọng điệu và tình huống truyện được ông xây dựng vô cùng hợp lý.

Chiếc lược ngà được sáng tác vào năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng ác liệt. Nhân vật chính trong truyện, ông Sáu là một người bộ đội anh dũng vừa được nghỉ về thăm gia đình. Tuy nhiên, vì vết sẹo trên má do đạn sượt qua mà đứa con gái nhỏ không nhận ra ông. Ông vô cùng buồn tủi. Nhưng ngay lúc ông chuẩn bị trở lại chiến trường, bé Thu, con gái ông đã nhận ông và gọi tiếng “cha” đầu tiên. Qua câu chuyện, ta có thể nhận thấy chiến tranh làm tổn thương tình cảm gia đình, nhưng lại không hủy diệt tình cảm gia đình.

Chiến tranh làm tổn thương tình cảm gia đình, bởi tại chiến tranh mà gia đình ly tán, mỗi người một nơi. Vợ chồng ông Sáu suốt mấy năm trời chỉ được gặp nhau mấy lần, mỗi lần chỉ có vài ngày ngắn ngủi. Họ yêu thương nhau nhưng lại không được bên nhau do chiến tranh chia cắt, họ sống trong chờ đợi và sự nhung nhớ. Chẳng ai muốn cuộc sống như vậy cả, nhưng do bổn phận của một người dân và tình yêu với đất nước, bọn họ bắt buộc phải xa nhau. Chiến tranh hằn lại trên má ông vết sẹo, làm đứa con gái không thể nhận ra ông. Khi gặp lại, con bé tròn mắt ngạc nhiên, giật mình rồi hoảng hốt chạy trốn. Con bé luôn bướng bỉnh không chịu thân cận với cha mình, không chịu nhận ông. Những việc làm của con bé không khiến chúng ta ghét, mà còn thương thay cho đứa trẻ từ nhỏ vắng bóng cha.Nó còn quá nhỏ để hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh, và cả cái giá cho hòa bình. Khi bị con gái xa lánh, ông Sáu vô cùng đau lòng. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, khi vừa xuống thuyền, ông đã kích động chạy lại ôm con gái. Khi con bé ương bướng với ông, ông cũng không nóng nảy mà luôn cố gắng dỗ dành, ông vẫn muốn cố gắng bù đắp cho con gái.

Tuy làm thời gian giữa những người trong gia đình chia cắt, nhưng lại không hủy diệt được tình yêu cao cả đó. Khi chống ra chiến trường, bà Sáu vẫn thường đến thăm. Mặc dù hoàn cảnh khắc khổ, con đường đầy rẫy những chông gai, nhưng bất chấp nguy hiểm bà vẫn đến bên cạnh chồng. Khi ông Sáu về nhà, bà luôn chăm lo từng miếng ăn, từng đồ vật để sắp vào ba lô cho chồng. Ông Sáu nơi chiến trường xa xôi luôn nghĩ về vợ con, nhung nhớ đứa con gái nhỏ, khắc tặng con một cây lược. Đến nỗi, trong những giây phút cuối đời, ông vẫn cố nhờ đồng đội đưa cho con gái cây lược. Bấy giờ mới có thể nhắm mắt xuôi tay. Còn bé Thu, tiếng gọi “Ba” như xé lòng trước lúc ông Sáu lên đường như xé rách trái tim người đọc. Tiếng gọi đó là nó đè nén, cất giữ bao nhiêu năm, giờ dũng cảm bật ra khỏi lồng ngực. Nhưng may mắn là vẫn kịp trước lúc ông Sáu lên đường, không thì đó sẽ là điều tiếc nuối nhất khi Thu trưởng thành. Nó “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó”, mếu máo bảo ông Sáu: “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”. Thực ra, con bé cũng yêu thương và nhớ ông rất nhiều. Bé Thu cũng muốn cảm nhận tình yêu thương của một người cha như bao đứa trẻ khác.

Bằng bút pháp kể truyện mạch lạc, tình huống truyện hợp lý, tác giả Nguyễn Quang Sáng đã cho người đọc thấy được sự độc đáo của mỗi nhân vật trong truyện. Người đọc cũng hiểu được thêm về hoàn cảnh thời kháng chiến, cái giá đắt mà dân tộc ta phải trả để đổi lấy hòa bình. Tuy nhiên, vượt lên trên những hy sinh đó, ta cũng thấy được tình cảm gia đình thiêng liêng và sâu sắc của người dân Việt Nam. Đó là tình cha con cao cả, tình vợ chồng thắm thiết. Qua đó, ta cũng hiểu được rằng, không gì có thể hủy diệt được tình cảm gia đình thiêng liêng.

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn viết bài văn Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.