Nhà thơ Đỗ Trung Lai là tác giả của nhiều bài thơ hay giàu truyền thống mang những nét trữ tình, đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên. Tác giả Đỗ Trung Lai đã được giới thiệu đến với các em học sinh qua văn bản Mẹ trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Quá bài viết dưới đây, Toptailieu sẽ sẽ cùng các bạn tìm hiểu về “Tác giả Đỗ Trung Lai – Bài thơ Mẹ”, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Tìm hiểu chung về tác giả Đỗ Trung Lai

a. Tiểu sử

– Nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Lai (1950)

– Quê quán: Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)

b. Sự nghiệp

– Ông tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội

– Nhập ngũ năm 1972

– Sau dạy học trong quân đội về làm báo Quân đội Nhân dân

– Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông cầu (1990); Anh, em và những người khác (1990); Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy, hay là Tha hương (2008)…

– Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm trong đó có thơ và các bản dịch.

– Ông được trao tặng Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng năm 1994 với tập thơ “Đêm sông Cầu”.

>>> Tham khảo: Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy học sinh giỏi kèm dàn ý

Tác giả Đỗ Trung Lai - Bài thơ Mẹ

2. Tìm hiểu chung về bài thơ Mẹ

a. Bài thơ Mẹ

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau-ngọn xanh rờn

Mẹ-đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

Ngẩng hỏi giời vậy

-Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa.

b. Xuất xứ

– Xuất xứ bài thơ Mẹ: Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.

– Bài thơ “Mẹ” được viết theo thể thơ bốn chữ.

– Nội dung bài thơ Mẹ: Bài thơ “Mẹ” là lời tâm sự của người con khi chứng kiến mẹ ngày một già yếu.

– Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Mẹ” là biểu cảm.

c. Nhan đề văn bản Mẹ

– Từ “mẹ”: danh từ chung chỉ người phụ nữ có con.

– Nhan đề “Mẹ”: gợi ra tình mẫu tử thiêng liêng và thái độ trân trọng, yêu thương của tác giả đối với người mẹ kính yêu.

d. Bố cục bài thơ Mẹ: gồm có bố cục 2 phần:

+ Phần 1: Câu 1 – câu 14: Hình ảnh người mẹ trong sự đối sánh với hình ảnh cau.

+ Phần 2: Câu 15 – câu 20: Nỗi niềm, cảm xúc của người con khi thấy mẹ ngày một già yếu

e. Giá trị nội dung

Bài thơ Mẹ khắc họa hình ảnh mẹ trong sự đối sánh với hình ảnh cau, qua đó bộc lộ tình cảm yêu thương, xót xa, ngậm ngùi của người con khi đối diện với tuổi già của mẹ.

f. Giá trị nghệ thuật

+ Bài thơ sử dụng thể thơ 4 chữ hàm súc, kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa; lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả.

>>> Tham khảo: Phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Sóng học sinh giỏi kèm dàn ý

Tác giả Đỗ Trung Lai - Bài thơ Mẹ

3. Tìm hiểu chi tiết bài thơ Mẹ

a. Hình ảnh người mẹ trong sự đối sánh với hình ảnh cau

– Các cặp từ trái nghĩa, đối lập: còng -thẳng, xanh rờn -bạc trắng, cao – thấp, giời – đất

→ Thực tế khắc nghiệt của thời gian mẹ thì ngày một già nua, yếu đuối, còn tre thì ngày càng cao lớn, vững chãi.

– “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng” và: “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ – Đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh lập tứ cho tiếng thơ tiếng lòng quạn bao nỗi thắt khi: “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”.

– “Ngày con còn bé…Mẹ còn ngại to” à Miếng cau bổ ra ngày càng nhỏ cũng đủ gợi cho ta tuổi già món mém của mẹ. Cau bổ tư rồi cau bổ tám như những chia sẻ, san sẻ hút dần sức lực của mẹ.

– Nhịp thơ bốn chữ cứ có cảm giác cứ như lập cập, thổn thức, gieo gieo từng giọt nước mắt lặn vào trong buốt nhói với bao chiêm nghiệm.

b. Nỗi niềm, cảm xúc của người con khi thấy mẹ ngày một già yếu

– Kí ức ngày còn nhỏ khi ở bên mẹ và hiện tại: ngày xưa cau bổ từ, giờ bổ tám “mẹ còn ngại to”

-> Gợi ra vẻ móm mém của mẹ già.

– “Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ”: Biện pháp so sánh ví mẹ với miếng cau khô để làm nổi bật sự sa sút về sức khỏe của mẹ khi đã già.

– “Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ”: từ “nâng” thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương. Người con thương mẹ không cầm được nước mắt.

– Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già”: câu hỏi nhân vật trữ tình đặt ra cho chính mình, khắc sâu thêm nỗi bất lực của người con khi không thể thay đổi được quy luật: sinh – lão – bệnh – tử.

=> Ba khổ thơ cuối cho thấy tấm lòng thương yêu và nỗi xót thương của tác giả đối với mẹ kính yêu.

————————–

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về “Tác giả Đỗ Trung Lai – Bài thơ Mẹ” Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.